• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm... người tham gia tố tụng khi không có mặt sẽ xử lý ...

  • Sự vắng mặt hợp lệ trong dân sự sơ thẩm theo quy định hiện hành 2023
  • Sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm

     Câu hỏi của bạn

     Chào Luật sư, tôi muốn Luật sư giải đáp cho tôi về thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa về vấn đề: Bị đơn dân sự và người bảo vệ của bị đơn có thể được vắng mặt hợp lệ bao nhiêu lần trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm? Nếu bị đơn và/hoặc người bảo vệ của bị đơn mỗi lần vắng mặt như vậy sẽ để lại hậu quả gì? Rất mong được Luật sư tư vấn và giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn!

     Câu trả lời của Luật sư

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về câu hỏi của bạn như sau:

     Căn cứ pháp lý

     1. Khái niệm phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

     Sau khi tiến hành thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án thì Tòa án tiến hành hoạt động hòa giải nhằm giúp các bên ngồi lại với nhau nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Tuy nhiên, khi việc hòa giải giữa các bên không thành hoặc những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được thì khi đó Tòa án sẽ phải mở phiên tòa để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các bên. Phiên tòa này sẽ được gọi là phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.

     Cùng với đó, để phiên tòa sơ thẩm được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác và đồng thời đảo bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên thì khi tiến hành xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng sẽ phải được triệu tập để có mặt tại phiên tòa. Những người tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm bao gồm: 

     (i) Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

     (ii) Người đại diện của đương sự: bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự;

     (iii) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: bao gồm những người sau đây: Luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể người lao động trong vụ việc lao động hoặc Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an;

     (iv) Người làm chứng là những người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng;

     (vi) Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định; 

     (vii) Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

     Ngoài ra trong một số trường hợp sẽ có thêm sự tham gia của Kiểm sát viên đối với những vụ án Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. 

     Đặc biệt trong số các chủ thể tham gia tố tụng kể trên thì vai trò của đương sự là thành phần vô cùng quan trọng để tiến hành giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên sự vắng mặt của đương sự trong thực tiễn xét xử xảy ra rất nhiều, cả về nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan không muốn tham gia phiên tòa. Vậy khi đương sự hoặc người đại diện của họ hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự vắng mặt thì hậu quả pháp lý xảy ra là gì? [caption id="attachment_207860" align="aligncenter" width="700"] Sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm[/caption]

     2. Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt trong phiên tòa dân sự sơ thẩm

     Sau khi đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án mà những người tham gia tố tụng nêu ở trên không có mặt tại phiên tòa sẽ xử lý như sau:

     - Khi Tòa án tiến hành triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người vắng mặt đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Khi hoãn phiên tòa, Tòa án phải ra thông báo cho các bên biết về việc hoãn đó.

     - Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp người vắng mặt có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa. Đối với vấn đề này, nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng: như thế nào là sự kiện bất khả kháng? Như thế nào là trở ngại khách quan?

     Để có thể định nghĩa về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, chúng ta sẽ tham khảo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

     Ví dụ: Khi Tòa án tiến hành triệu tập đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự lần thứ 2 nhưng những người đó hiện đang ở vùng thiên tai, bão lũ, không có bất cứ biện pháp nào để có thể tham gia phiên tòa thì khi đó Tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa vì sự kiện bất khả kháng.

  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

     Ví dụ: Khi Tòa án tiến hành triệu tập, Tòa án phải đưa giấy triệu tập cho các bên đương sự để họ biết khi nào thì Tòa án sẽ xét xử vụ án của mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, Tòa án đã để thất lạc giấy triệu tập khiến cho giấy triệu tập không thể đến tay được đương sự khiến cho đương sự không biết về nghĩa vụ phải có mặt của mình dẫn đến vắng mặt trong phiên tòa. Khi đó Tòa án sẽ phải ra quyết định hoãn phiên tòa vì trở ngại khách quan.

     Tuy nhiên, khi được Tòa triệu tập lần thứ 2 nhưng vắng mặt, nếu không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và không vì sự kiện bất khả kháng, Tòa án sẽ xử lý như sau:

  • Trường hợp bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ; Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

     Theo tình huống trên, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì bị đơn và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ chỉ có thể vắng mặt hợp lệ 02 lần tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về sự vắng mặt hợp lệ trong phiên tòa dân sự sơ thẩm. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Bài viết tham khảo: 

 Chuyên viên: Nam Trường

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178