• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự...trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự..quyết định đưa vụ án ra xét xử..

  • Tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Kiến thức cho bạn

Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn: Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có thể ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm vụ án dân sự khi thuộc trường hợp luật định. Cụ thể như sau:

1. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự 

Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự sơ thẩm như sau:

  • Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm và việc tiếp tục xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật này.

Trong đó, nội dung các điều khoản này được quy định như sau:

Điều 214: Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Điều 215: Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Điều 216: Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự

  • Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và được gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
[caption id="attachment_78886" align="aligncenter" width="393"]Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự[/caption]

2. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
  • Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị: 

Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

  • Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị: 

Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm

Trường hợp không có lý do để tạm hoãn hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thì Thẩm phán có thẩm quyền phải thực hiện ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nội dung cụ thể quy định tại điều 290 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;

b) Họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có);

c) Họ, tên, tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo;

d) Viện kiểm sát kháng nghị (nếu có);

đ) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).

  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về Tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sựquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178