• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bên cạnh đó, cũng cho thấy trong các quy định của pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế đang tồn tại, đòi hỏi những điều chỉnh mới

  • Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong tình hình Covid-19
  • Miễn trách nhiệm do vi phạm
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Miễn trách nhiệm do vi phạm

Câu hỏi của bạn: Xin chào Luật sư, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra hoạt động sản xuất do kinh doanh trở nên đình đốn, doanh nghiệp phá sản, hàng hóa và nguyên vật liệu trở nên khan hiếm, việc đi lại vận chuyển khó khăn. Vấn đề đặt ra là liệu tổ chức, cá nhân có thể coi Covid-19 là một căn cứ để miễn trách nhiệm cho việc vi phạm hợp đồng hay không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong tình hình dịch Covid-19, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là gì? 

     Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong quy định hiện nay của pháp luật Thương mại chính là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các chế tài mà hợp đồng thương mại đã thỏa thuận.

    Theo Khoản 1, Điều 294 Luật Thương mại Việt Nam 2005 các trường hợp được miễn trách nhiệm vi phạm như sau: 

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

     Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ,việc sản xuất, kinh doanh, giao thương của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng và ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký kết giữa các doanh nghiệp, dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của các doanh nghiệp và xảy ra những tranh chấp liên quan đến sự kiện bất khả kháng. Nhưng để hiểu như thế nào để coi dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng và liệu các công ty bị ảnh hưởng có được miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng thì cần lưu ý một số vấn đề riêng biệt do pháp luật quy định.

2. Trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên 

     Trên thực tế, hợp đồng thường quy định trường hợp miễn trừ trách nhiệm với tên gọi là bất khả kháng với hai khả năng như sau: 

     Thứ nhất, nếu điều khoản của hợp đồng quy định rõ ràng rằng một dịch bệnh hoặc bệnh truyền nhiễm sẽ tạo thành một sự kiện bất khả kháng thì Covid-19 sẽ khiến bên vi phạm hợp đồng có thể miễn trừ trách nhiệm

     Thứ hai, nếu điểu khoản chỉ đưa ra một nguyên tắc chung hoặc có kèm theo liệt kê các trường hợp bất khả kháng nhưng không kèm theo dịch Covid-19 thì bên vi phạm hợp đồng cần phải phân tích các đặc điểm, các tác động của dịch Covid-19 tương đương với những điều kiện được nêu

3. Trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo luật định

3.1. Xảy ra sự kiện bất khả kháng

      Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép (lũ lụt, động đất, núi lửa, chiến tranh,…). Theo khái niệm này thì sự kiện bất khả kháng là trường hợp khi xuất hiện một sự việc, hiện tượng mà con người không thể kiểm soát được như lũ lụt, động đất, núi lửa… hay các cuộc chiến tranh, phản động xảy ra khiến cho một cá nhân, tổ chức bị cản trở không thể thực hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.

     Căn cứ theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 và Điều 351 BLDS 2015 có thể hiểu Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

     Đối với doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng sự kiện bất khả kháng do dịch Covid-19 gây ra để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì:

  • Xem xét các điều khoản hợp đồng và sự kiện dịch bệnh; hậu quả do dịch bệnh gây ra là điều kiện bất khả kháng hay không? Cần phải thực hiện những nghĩa vụ nào để xem dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng được miễn trách nhiệm như nghĩa vụ phải thông báo, nghĩa vụ thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả…;
  • Thu thập và sắp xếp các bằng chứng về sự chậm trễ hoặc cản trở thực hiện nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng là dịch Covid-19 gây ra;
  • Xem xét các bằng chứng về tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng liên quan đến hợp đồng như thế nào và các biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến chuỗi cung ứng;
  • Xem xét và áp dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp để tránh hoặc giảm tác động đến hiệu suất của hợp đồng

     Dựa trên các dấu hiệu bắt buộc của sự kiện bất khả kháng đó là tính khách quan, tính không thể lường trước và tính không thể khắc phục Covid-19 không phải sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi dịch bùng phát thì cơ quan công quyền đã đưa ra các lệnh không cho hoạt động và lệnh này trở thành bất khả kháng.

3.2 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

     Đây cũng là một trường hợp được Điều 294, Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định. Từ quy định của Luật có thể rút ra 3 điều kiện cân phải có khi áp dụng trường hợp miễn trừ trách nhiệm này, đó là: phải tồn tại một quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; các bên không lường trước; việc thực hiện quyết định này tác động trực tiếp tới việc thực hiện nghĩa vụ 

     Như vậy trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp vì lợi ích công nhà nước buộc phải đưa ra các quyết định có ảnh hưởng tới hợp đồng của các cá nhân tổ chức. Trong trường hợp các hợp đồng quốc tế, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cũng có thể xem là một lí do miễn trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng.

4. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

     Khoản 2 điều 420 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Điều kiện về hoàn cảnh thay đổi cơ bản có nhiều điểm tương đồng với sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất đó là hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn còn khả năng thực hiện hợp đồng nhưng nếu tiếp tục sẽ phát sinh nhiều chi phí và gây thiệt hại nghiêm trọng.

    Yếu tố dịch bệnh lây lan, bùng phát có tính chất khách quan, ngoài ý muốn chủ quan, không lường trước được của các công ty trước khi ký kết hợp đồng. Sự kiện này có thể được xem là nguyên nhân khách quan khiến cho hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có sự thay đổi khác nhiều so với những gì diễn ra trước khi hai bên giao kết hợp đồng.

5. Trở ngại khách quan

     Theo Khoản 1, Điều 156 BLDS 2015: "trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình"

     Trong thời đại Covid các khó khăn về nguyên vật liệu, sự hạn chế đi lại có thể coi là trở ngại tuy nhiên khách quan. Tuy nhiên các bên trong hợp đồng chỉ có thể vận dụng căn cứ này như một khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết các vụ án dân sự chứ không thể là một căn cứ để miễn trừ nghĩa vụ do vi phạm hợp đồng.

     Kết luận: Như vậy dịch Covid đã gây ra nhiều biến động trong đời sống kinh tế và dẫn đến nhiều cân nhắc trong thực tiến áp dụng pháp luật . Bên cạnh đó, cũng cho thấy trong các quy định của pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế đang tồn tại, đòi hỏi những điều chỉnh về mặt lập pháp để các quy định Việt Nam trở nên hoàn hảo hơn và điều chỉnh tốt hơn các quan hệ xã hội đặc biệt là trong điều kiện phức tạp như dịch bệnh.

Tình huống tham khảo: Công ty A tại ký kết hợp đồng mua bán thịt đông lạnh với công ty B tại Úc. Trong hợp đồng, hai bên đồng ý thỏa thuận rằng bên B sẽ được miễn trách nhiệm vi phạm do dịch bệnh, thiên tai... Do tình hình dịch bệnh nên bên B không thể giao hàng cho A. Trong trường hợp trên công ty B có được miễn trừ trách nhiệm vi phạm không?

     Hợp đồng về bản chất là thỏa thuận của hai bên, do đó pháp luật Hợp đồng rất tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Hai bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm do vi phạm. Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi. Như vậy trong trường hợp trên Công ty B đương nhiên được miên trừ trách nhiệm vi phạm do hai bên đã thỏa thuận với nhau trước đó.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Miễn trách nhiệm do vị phạm hợp đồng

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về hội nghị bất thường nhà chung cư mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về Hội nghị bất thường nhà chung cư. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Bài viết tham khảo khác:

Chuyên viên: Nguyễn Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178