• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể. Thoả ước lao động là công cụ quan trong bảo vệ người lao động

  • Các điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể
  • Điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi hiện nay công ty tôi đang muốn xây dựng thoả ước lao động tập thể, vậy thoả ước lao động cần những điều kiện cơ bản nào để có hiệu lực pháp luật? Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động như sau: 

1. Thoả ước lao động là gì ?

     Thoả ước lao động tập thể là sản phẩm của quá trình thương lượng tập thể thành công và là kết quả cuối cùng các bên đạt được khi cuộc thương lượng kết thúc. Cũng do thoả ước lao động tập thể ra đời trên cơ sở ý chí các bên, nên khác với đối thoại tại nơi làm việc, thoả ước lao động tập thể không có tính bắt buộc.       Thời kì mới ra đời, thoả ước lao động tập thể chưa được pháp luật quy định, nó chỉ đơn thuần là kết quả của sự thương lượng giữa các bên. Song, do có vai trò to lớn trong việc điều hoà lợi ích giữa các bên, đồng thời ngăn ngừa hữu hiệu những mâu thuẫn có thể phát sinh từ quan hệ lao động nên dần dần các quốc gia đã thừa nhận thoả ước lao động tập thể bằng các đạo luật. Tại Việt Nam, định nghĩa thoả ước lao động tập thể đã được ghi nhận tại Điều 75 Bộ luật lao động 2019.

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

     Như vậy, thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác. 

2. Các điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể

     Bộ luật lao động hiện nay không có quy định về điều kiện có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể nhưng lại có quy định về các trường hợp thoả ước lao động vô hiệu tại khoản 2 Điều 86 BLLĐ 2019. Từ quy định này, ta có thể bóc tách được những điều kiện có hiệu lực cơ bản của thoả ước lao động tập thể.

Điều 86. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;

b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

2.1. Nội dung của thoả ước lao động không được trái pháp luật

     Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về nội dung thoả ước lao động tập thể mà chỉ quy định chung, bao gồm những vấn đề các bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Theo đó, nội dung thoả ước lao động phải bảo đảm ba điều kiện:
  • Thứ nhất, nội dung thoả ước lao động tập thể phải thuộc các nội dung thương lượng tập thể
  • Thứ hai, nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với các quy định của pháp luật và khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Nghĩa là, các quyền lợi của người lao động của người lao động phải bằng hoặc cao hơn những quy định tối thiểu, các nghĩa vụ phải bằng hoặc thấp hơn các quy định tối đa trong hành lang BLLĐ quy định
  • Thứ ba, nội dung thoả ước lao động tập thể phải được đa số người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động biểu quyết tán thành

2.2. Chủ thể ký kết thoả ước lao động tập thể phải đúng thẩm quyền

     Nếu như quá trình thương lượng tập thể có sự tham gia của nhiều người, thì khi ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ cần một người đại diện cho mỗi bên. Do phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện những cam kết trong thoả ước lao động tập thể nên người đại diện ký kết thoả ước thường la người đứng đầu hoặc đại diện hợp pháp của mỗi bên được pháp luật quy định.      Theo pháp luật hiện hành, thoả ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng theo quy định tại Điều 76 Bộ luật lao động năm 2019:

Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể

4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.

6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

     Như vậy, thoả ước lao động phải được ký kết giữa giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Nếu thoả ước lao động tập thể được ký bởi các chủ thể khác mà không phải đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động với đại diện người sử dụng lao động thì coi như là trái pháp luật và thoả ước lao động này sẽ vô hiệu.

2.3. Việc ký kết phải đúng quy trình thương lượng tập thể

     Quy trình thương lượng tập thể hiện nay được quy định tại Điều 76 BLLĐ, cụ thể:

Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể

1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

Tình huống tham khảo       Trường hợp người sử dụng lao động có các hành vi vi phạm quy định về quy trình thương lượng tập thể và ký kết thoả ước lao động thì sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?
     Khi người sử dụng lao động có các hành vi vi phạm quy định về thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể thì sẽ bị xử phạt vi hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, cụ thể:

Điều 16. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định;

b) Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể;

c) Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

d) Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp thông tin về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

b) Không bố trí thời gian, địa điểm hoặc các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:

a) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;

b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;

c) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.

     Như vậy, đối với các hành vi vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động sẽ bị phạt cao nhất lên tới 15.000.000 đồng.

     Kết luận: Như vậy, để thoả ước lao động tập thể có hiệu lực pháp luật thì thoả ước phải đáp ứng các điều kiện trên để đảm bảo thoả ước lao động không vô hiệu. Thoả ước lao động được ví như một bộ luật trong các doanh nghiệp. Một bản thỏa ước lao động tập thể có chất lượng sẽ là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và giải quyết mối các quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Bài viết tham khảo:

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Chuyên viên: Hương Ly

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178