• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm: theo quy định của pháp luật thì những người có quyền thừa kế sẽ không được thừa kế di sản của nhau,...

  • Quy định của pháp luật về việc thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm
  • Thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỪA KẾ TRONG TRƯỜNG HỢP CHẾT CÙNG THỜI ĐIỂM

Câu hỏi của bạn:

     Có những điều luật nào quy định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm

1. Luật thừa kế tài sản trong gia đình

     Khi một người trong gia đình chết, những người còn lại có quyền được hưởng thừa kế tài sản của người chết để lại, nếu người chết không để lại di chúc định đoạt cụ thể người hưởng di sản là ai và phần di sản được hưởng thì những người được quyền thừa kế sẽ xác định theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015. Theo đó, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

     Và cần lưu ý là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. [caption id="attachment_53349" align="aligncenter" width="404"]Thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm Thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm[/caption]

2. Về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

      Tại Điều 619 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm như sau:

"Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này."

     Đối chiếu sang Điều 652 về thừa kế thế vị theo Bộ Luật Dân sự 2015 ta có:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

     Về nguyên tắc, kể từ thời điểm người để lại di sản chết (thời điểm mở thừa kế), di sản sẽ được chia cho những người thừa kế của người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đối với người thừa kế là cá nhân, thì người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.

     Trong thực tế, có nhiều trường hợp người có quyền thừa kế di sản của nhau cùng chết trong một tai nạn làm chết nhiều người cùng một lúc như đắm tàu, tai nạn xe lửa, tai nạn máy bay, động đất, v.v.., việc xác định người nào chết trước, người nào chết sau có ý nghĩa quan trọng, vì người chết sau là người thừa kế di sản của người chết trước. Trong trường hợp không có đủ chứng cứ xác định ai chết trước ai chết sau thì ta coi như họ là những người chết cùng một thời điểm khi đó, thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm sẽ được giải quyết như sau: vì người được quyền hưởng thừa kế đó không còn sống tại thời điểm mở thừa kế nên họ sẽ không được hưởng dài sản thừa kế của nhau và không được thừa kế di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Trừ trường hợp thừa kế thế vị đã nêu ở trên. Tức là trong trường hợp bố, mẹ mất cùng một thời điểm với ông nội hoặc bà nội thì con sẽ được thừa kế thế vị thay thế bố, mẹ nhận di sản thừa kế của ông, bà.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Quy định của pháp luật về việc thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178