• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc. Tôi 22 tuổi, ở Long An, mẹ tôi có sở hữu một mảnh đất được ông ngoại tôi trao lại vào khoảng thời...

  • Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc
  • phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI MẸ QUA ĐỜI ĐỂ LẠI DI CHÚC

Câu hỏi của bạn:

     Tôi 22 tuổi, ở Long An, mẹ tôi có sở hữu một mảnh đất được ông ngoại tôi trao lại vào khoảng thời gian sau hôn nhân với ba tôi (khoảng năm 1979). Thời điểm cho thừa kế là cho miệng, không giấy tờ, ông ngoại tôi chỉ cắt đất và cho mẹ tôi (ông ngoại có 8 người con và đều chia đất như thế này, bằng khoán lớn của ông gia đình bên ngoại vẫn còn giữ), đất này sổ đỏ đứng tên một mình mẹ tôi. Ba tôi cũng có một mảnh đất khác được mua sau hôn nhân và đứng tên ông, trên 2 mảnh đất này có 2 căn nhà cấp 4 riêng, và một dãy 6 căn nhà trọ trên đất của mẹ tôi tất cả đều được xây dựng và hoàn thành vào năm 2008. Tiền thu nhập từ 6 căn nhà trọ này từ thời điểm xây đều cho ba tôi nhận tất cả tiền.

     Mẹ tôi mất năm 2015 có di chúc tất cả tài sản của bà cho tôi. Thời gian gần đây ba tôi dở lại thói cũ: cặp bồ và khát tiền, ông đòi phân tài sản với tôi. Tuy nhiên ông lại liệt kê tài sản chung chưa phân chia của hai người như sau:

     Phần tài sản chung bao gồm: phần đất của mẹ tôi thừa kế kể trên, phần nhà trọ 6 căn và phần tiền trong tài khoản ngân hàng cá nhân đứng tên một mình mẹ tôi. (Không có phần đất của ông và căn nhà của ông). Một Luật sư làm giấy cho ba tôi và bảo rằng trong phần tài sản của mẹ tôi phải chia làm 3 phần: 1 cho ngoại, 1 cho ba, 1 cho tôi. Luật sư này tư vấn cho ba tôi và ba tôi là người không biết mẹ tôi có di chúc tài sản cho tôi. Di chúc này được thực hiện trong thời gian mẹ tôi còn sống, tuy bà đã bệnh nhưng vẫn còn minh mẫn và có chứng nhận của địa phương hoàn toàn hợp pháp, phía ngoại và tôi giấu cha tôi, ông không biết về thông tin này. Luật sư này soạn thảo một văn bản theo định hướng đó yêu cầu tôi thuyết phục bà ngoại tôi (bà đã 95 tuổi, đã hơi đãng trí) chấp thuận chuyển toàn bộ quyền sở hữu 1/3 trong 1/2 của mẹ tôi cho tôi (dĩ nhiên trong biên bản này không ghi là 1/2 của mẹ tôi). Ba tôi chỉ đặt văn bản này lên bàn tôi và tôi chỉ đọc qua, không có động thái gì. Dì tôi (người sống cạnh và chăm sóc bà ngoại) cũng khuyên tôi như vậy. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống phải ra tòa phân định tài sản.

     Như vậy xin hỏi Luật sư là trong trường hợp chia tài sản thì định hướng tòa sẽ chia như thế nào?

     Xin nói thêm là trên phần hộ khẩu của mảnh đất mẹ tôi chỉ có duy nhất tôi là con 1 và là chủ hộ, sổ hộ khẩu chỉ có mỗi tôi, ba tôi không có tên từ trước đến nay. Tuy nhiên khi ông ngoại cho đất không có giấy tặng cho như trên thì đất đó có thuộc thừa kế của một mình mẹ tôi hay không? Và phần tài sản còn lại sẽ được chia như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Xác định di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại

     Tài sản bạn nhắc đến ở đây bao gồm: 2 mảnh đất, 2 căn nhà cấp 4, một dãy 6 căn nhà trọ và phần tiền trong tài khoản ngân hàng đứng tên mẹ bạn.

     Về 2 mảnh đất, bạn cần làm rõ ở đây là đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, hiện tại đang ai đang đứng tên trên Giấy chứng nhận này.

  • Đối với mảnh đất mà mẹ bạn có được từ ông ngoại bạn, bạn có nói được ông ngoại cho miệng nhưng sau đó lại nói rằng đất đã có sổ đỏ đứng tên mẹ bạn. Nếu đất hiện nay đã được cấp sổ đỏ thì cần xem xét về thời gian cấp, nguồn gốc đất mà mẹ bạn kê khai để xin cấp sổ đỏ vào thời gian đó là như nào để từ đó xác định đây là tài sản riêng hay tài sản chung của mẹ bạn. Cần lưu ý ở đây là thừa kế chỉ phát sinh khi chủ sở hữu tài sản đã mất và để lại tài sản cho người còn sống, ông ngoại cho mẹ bạn mảnh đất lúc còn sống nên đây không phải là quan hệ thừa kế mà là việc mẹ bạn được ông bạn tặng cho đất.
  • Đối với mảnh đất mà ba bạn mua sau thời kỳ hôn nhân thì cần xem xét tiền mà ba bạn dùng mua mảnh đất có phải là tiền riêng của ba bạn. Theo nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình thì tất cả những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc hình thành từ nguồn tài sản riêng (Điều 33). Đồng thời nghĩa vụ chứng minh tài sản riêng này thuộc về ba của bạn, nếu ba bạn không chứng minh được thì đây được coi là tài sản chung của vợ chồng, đồng nghĩa với việc mẹ bạn cũng sẽ có phần quyền trong mảnh đất này.
[caption id="attachment_52729" align="aligncenter" width="379"]phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời[/caption]

     Về những tài sản còn lại gồm: 2 căn nhà cấp 4, một dãy 6 căn nhà trọ và phần tiền trong tài khoản ngân hàng đứng tên mẹ bạn đây đều được coi là những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Theo như nguyên tắc chung chúng tôi đã đề cập trên thì những tài sản này đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, ba bạn chỉ có quyền định đoạt ½ tài sản, ½ tài sản còn lại thuộc về mẹ bạn được coi là là di sản thừa kế khi mẹ bạn qua đời.

  1. Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc

     Nếu di chúc mà mẹ bạn để lại được xác định là di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế khi mẹ bạn qua đời sẽ được tuân thủ theo nội dung di chúc. Bạn sẽ có quyền hưởng toàn bộ di sản thừa kế mà mẹ bạn có quyền sở hữu. Để có thể thực hiện quyền của mình đối với những di sản này bạn nên đi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Văn phòng công chứng/Phòng công chứng sau đó làm thủ tục sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được Nhà nước ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất một cách hợp pháp.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Con có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà bố mẹ để lại không?

     - Di chúc không công chứng, chứng thực có hiệu lực pháp luật?

      Để được tư vấn chi tiết về Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178