• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại

  • Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật
  • điều kiện được hưởng thừa kế thế vị
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ

Kiến thức của bạn:    

     Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về điều kiện được hưởng thừa kế thế vị:

1. Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị

     Căn cứ vào Điều 652 Bộ luật dân sự quy định về thừa kế thế vị như sau: "Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".

     Theo quy định trên thì thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố hoặc mẹ đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với những người này.

     Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó, các điều kiện để cháu hoặc chắt được hưởng thừa kế thế vị là:

     Thứ nhất, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị).

     Hay nói cách khác, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

     Thứ hai, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.

     Thứ ba, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Xuất phát từ lý luận người đã chết không thể có năng lực chủ thể để tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào, do đó pháp luật Việt Nam đã quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp một người chưa sinh ra vào thời điểm mở thừa kế thì người đó phải là người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và phải sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế.

     Thứ tư, khi còn sống người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).

     Thứ năm, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế.

     Những người thừa kế nhận di sản với tư cách là người thế vị sẽ phải chia nhau (chia đều) phần mà người cha hay người mẹ, người ông hoặc bà nếu còn sống sẽ được hưởng. [caption id="attachment_102784" align="aligncenter" width="414"]thừa kế thế vị Thừa kế thế vị[/caption]

2. Các trường hợp được thừa kế thế vị

  • Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà.
  • Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ.

     Như vậy, thừa kế thế vị chỉ xảy ra ở hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà, chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của cụ. Cháu chưa sinh ra khi ông bà chết nhưng đã thành thai khi ông bà còn sống cũng là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà (đối với chắt cũng vậy) và khi sinh ra cháu/chắt phải còn sống.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về điều kiện được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178