• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phả khói thuốc lá vào mặt con có bị hạn chế quyền làm mẹ không. Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ luôn là nguồn tài nguyên vô giá...

  • Phả khói thuốc lá vào mặt con có bị hạn chế quyền làm mẹ không?
  • phả khói thuốc lá vào mặt con
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     PHẢ KHÓI THUỐC LÁ VÀO MẶT CON CÓ BỊ HẠN CHẾ QUYỀN LÀM MẸ KHÔNG? Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư,

    Dạo gần đây tôi thấy trên mạng xã hội có xuất hiện hiện tượng người mẹ liên tục phả khói thuốc lá vào mặt con là trẻ sơ sinh. Tôi muốn hỏi với hành vi phả khói thuốc lá vào mặt con như vậy thì người mẹ này có bị hạn chế quyền làm mẹ không. Nếu người mẹ đó bị hạn chế quyền làm mẹ thì đứa trẻ sẽ do ai chăm sóc. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

     Nội dung tư vấn: Phả khói thuốc lá vào mặt con có bị hạn chế quyền làm mẹ không?

     Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy; tuổi trẻ luôn là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế; cái dáng đứng cho Tổ quốc; cho dân tộc. Trẻ em là tương lai của nhân loại; của thế giới; của mỗi cộng đồng và mỗi gia đình. 

     Thật vậy, mỗi đứa trẻ đều có quyền được sống; được bảo vệ; được chăm sóc và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Để đảm bảo được điều đó; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con; đặc biệt là đối với con chưa thành niên luôn được nhà nước quan tâm và đã được ghi nhận trong quy định của pháp luật.

     Tuy nhiên, thực tế hiện nay; tình trạng trẻ em bị xâm phạm nghiêm trọng tới các quyền và lợi ích cơ bản diễn ra ngày càng nhiều. Điều đáng đau lòng hơn hết; những kẻ tước bỏ những quyền lợi chính đáng ấy của trẻ lại chính là những bậc sinh thành chúng. Để hạn chế thực trạng trên xảy ra; pháp luật đã có những khung pháp lý chặt chẽ để hạn chế quyền của cha mẹ với con là trẻ em.

     1. Phả khói thuốc lá vào mặt con có bị hạn chế quyền làm mẹ không?

    Luật trẻ em 2016 quy định việc bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp nhằm giảm thiểu, hạn chế, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em. Luật trẻ em 2016 quy định về các hành vi xâm hại trẻ em như sau:

      Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

     "1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

     2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

     3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

     4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

     5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

     6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

     7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

     8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

     9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

     10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

     11. Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

     12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

     13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

     14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

     15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm"

     Tình huống bạn đưa ra là người mẹ có hành vi liên tục phả khói thuốc lá vào mặt con. Hay chính là việc cố tình cho con trẻ sử dụng thuốc lá thụ động. Ai cũng biết điều này là vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ trẻ em bị hút thuốc thụ động bị tăng cao những nguy cơ như: Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen, viêm tai giữa cấp và mãn tính,... 

     Do đó, theo quan điểm của chúng tôi hành vi phả khói thuốc lá vào mặt con là hành vi xâm hại trẻ em. Cụ thể hành vi phả khói thuốc lá vào mặt con đã vi phạm khoản 9; Điều 6; Luật trẻ em về việc cho trẻ em sử dụng rượu; bia; thuốc lá; chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ. Sở dĩ đây là hành vi xâm hại trẻ em vì theo quy định của pháp luật,  xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất; tình cảm; tâm lý; danh dự; nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực; bóc lột; xâm hại tình dục; mua bán; bỏ rơi; bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

    Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, Luật trẻ em quy định biện pháp bảo vệ như sau:

     Điều 50. Cấp độ can thiệp

     "1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại     nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

     2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm

     a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

     b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

     c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;

     d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

     đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

     e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

     g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;

     h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại."

     Như vậy, đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại thì sẽ được pháp luật bảo vệ bằng biện pháp can thiệp. Tuy nhiên; việc áp dụng biện pháp bảo vệ là can thiệp để bảo vệ trẻ em bị xâm hại cũng phải được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định được quy định tại Điều 27, Mục 3, NĐ 56/2017.

     Theo đó, sau khi đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em; người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện hoặc yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể theo Mu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017.

     Nếu xét thấy trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định. 

     Ngoài ra, Điều 52 Luật trẻ em có quy định; nếu áp dụng biện pháp hỗ trợ; can thiệp;  đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại bởi người chăm sóc trẻ em thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

  [caption id="attachment_45489" align="aligncenter" width="426"]Phả khói thuốc lá vào mặt con Phả khói thuốc lá vào mặt con[/caption]

    Tóm lại, đối với trường hợp mẹ phả khói thuốc lá vào mặt con; cơ quan có thẩm quyền trước hết sẽ xác định mức độ tổn hại. Nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ mà còn thỏa mãn điều kiện là người chăm sóc bảo vệ trẻ em có hành vi xâm hại trẻ em thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

     2. Việc chăm sóc trẻ khi người mẹ có hành vi phả thuốc lá vào mặt con bị hạn chế quyền làm mẹ hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi mẹ.

     + Trường hợp mẹ phả khói thuốc lá vào mặt con bị hạn chế quyền làm mẹ.

    Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

     Điều 87. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

    " 1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

     2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

     a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

     b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

     c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

     3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."

     Đối với trường hợp này, người con sẽ được giao cho người cha chăm sóc. Trong trường hợp, cha không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con hoặc chưa xác định được bên cha của con chưa thành niên thì việc chăm sóc, quản lý tài sản của con chưa thành niên sẽ được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

     + Trường hợp tạm thời cách ly trẻ em khỏi mẹ có hành vi phả khói thuốc lá vào mặt con.

     Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc nơi trẻ em bị xâm hại ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em ra khỏi mẹ và áp dụng chăm sóc tạm thời thì việc đứa trẻ sẽ được chăm sóc dựa trên các hình thức sau:

     Điều 61. Các hình thức chăm sóc thay thế

     "1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.

     2. Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.

     3. Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.

     Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

     4. Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội."

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về vấn đề phả khói thuốc lá vào mặt con có bị hạn chế quyền làm mẹ không. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178