• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tổng hợp 26 hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến nhất hiện nay, để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng hình thức lừa đảo qua mạng shope, tiki, làm nhiệm vụ

  • Tổng hợp 27 hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến nhất hiện nay
  • hình thức lừa đảo qua mạng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÌNH THỨC LỪA ĐẢO QUA MẠNG

1. Lừa đảo qua mạng là gì?

     Mạng xã hội hiện nay đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người, mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Bên cạnh những lợi ích không thể thiếu mà mạng xã hội mang lại thì đây cũng trở thành nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hình thức lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo.

     Lừa đảo qua mạng được hiểu là các đối tượng xấu lợi dụng các trang mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lấy cắp thông tin của người dùng và sử dụng các thông tin đó vào mục đích trái pháp luật, gây thiệt hại cho người dùng.

TỔNG HỢP HÌNH THỨC LỪA ĐẢO QUA MẠNG

2. Tổng hợp 26 hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến nhất

2.1 Lừa đảo làm nhiệm vụ đơn hàng trên shopee, lazada, ticktok

     Lợi dụng hình thức mua hàng rồi đánh giá nhằm tăng lượng tương tác cho các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, các nhóm phạm tội đã lợi dụng hình thức này để đi nhắn tin, gọi điện hoặc quảng cáo giới thiệu về việc làm thêm tại nhà bằng cách mua hàng trên các gian hàng, rồi thanh toán mục đích để tăng tương tác cho gian hàng và mỗi lần hoàn thành bạn sẽ nhận được hoa hồng tùy theo phần %, tuy nhiên với những đơn hàng nhỏ thì sau khi bạn mua hàng và chuyển khoản cho bên bán hàng thì bạn sẽ nhận lại ngay tiền mua hàng và tiền hoa hồng, nhưng với những đơn hàng lớn thì có thể bạn sẽ không nhận lại được tiền nữa. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ xem đơn vị tuyển dụng mình là để làm việc thật hay lừa đảo. 

2.2 Lừa đảo mua combo du lịch giá rẻ

     Đây là hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân qua việc bẫy mua dịch vụ du lịch giá rẻ.

     Các đối tượng lừa đảo thường nhắm tới những cá nhân có khả năng tài chính và đưa ra các combo du lịch với giá ưu đãi, nhiều quyền lợi hấp dẫn và yêu cầu người mua combo du lịch phải cung cấp thông tin, đặt cọc trước một khoản tiền để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền thì các đối tượng lừa đảo mọi thông tin liên lạc với người mua. Khi đó người mua mới phát hiện ra mình bị lừa.

2.3 Lừa đảo thông qua cuộc gọi deepfake, deepvoice

     Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung nhằm tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến như chuyển khoản, vay tiền.

2.4 Lừa đảo giả mạo biên lai chuyển tiền thành công

     Hình thức lừa đảo này hiện đang được biến tướng theo nhiều hình thức khác nhau như:

  • Các đối tượng lừa nạn nhân mua hàng số lượng lớn trên mạng xã hội, làm giả biên lai chuyển khoản thành công bằng phần mềm photoshop và nhận hàng từ người bán hàng mà không phải trả tiền;
  • Các đối tượng lừa đảo giả danh người mua hàng nhưng hiện đang ở nước ngoài nên nhờ người thân tại Việt Nam nhận hàng. Sau đó chuyển khoản cho người bán hàng. Khi chuyển khoản cho người bán hàng, các đối tượng sẽ gửi cho người bán một đường link qua tin nhắn và yêu cầu người bán hàng bấm vào đường link đó và làm theo hướng dẫn để xác nhận tiền. Nhưng khi làm theo hướng dẫn của các đối tượng này thì lại bị lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng;
  • Không chỉ xuất hiện trên mạng mà hình thức này còn diễn ra trên thực tế, nhiều đối tượng đi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng nhưng lại làm giả biên lai chuyển khoản tiền và nhận hàng. 

2.5 Giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu

     Các đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo người thân đang cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền để làm thủ tục nhập viện, làm thủ tục phẫu thuật…

     Do tình thế cấp bách, không có thời gian để xác minh thông tin nên nhiều người đã chuyển tiền cho các đối tượng này.

2.6 Lừa đảo qua hình thức tuyển người mẫu nhí trên mạng xã hội

     Các đối tượng này lợi dụng mang xã hội để tiếp cận, dụ dỗ các bậc phụ huynh có con trẻ đăng ký ứng tuyển người mẫu nhí. Và để đăng ký thành công thì phải đóng rất nhiều các loại phí khác nhau.

2.7 Lừa đảo qua hình thức thông báo khóa sim vì chưa chuẩn hóa thuê bao

     Các đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông do nạn nhân chưa đăng ký thông tin chính chủ với nhà mạng. Sau khi nạn nhân làm theo hướng dẫn thì sẽ bị các đối tượng này đánh cắp thông tin cá nhân. Tiếp đó các đối tượng này sẽ sử dụng thông tin cá nhân của người bị hại vào các mục đích trái pháp luật.

2.8 Lừa đảo giả danh công ty tài chính, ngân hàng cho vay tiền

     Các đối tượng cung cấp các ứng dụng (app), đường link cho vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp, không gọi điện cho người thân để thẩm định.

     Sau khi cung cấp thông tin và thực hiện theo yêu cầu, người bị hại sẽ được duyệt khoản vay và giải ngân tiền về ví trên app hoặc trên đường link. Đến khi thao tác để rút tiền về tài khoản ngân hàng thì báo lỗi, sai thông tin, phải chuyển tiền để chỉnh sửa thông tin, sau đó tiếp tục chuyền tiền để đóng bảo hiểm, chuyển tiền để chứng minh khả năng trả nợ… và từ đó bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.

2.9 Lừa đảo qua hình thức cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen

     Các đối tượng gài bẫy quảng cáo, ứng dụng cho vay. Người bị hại sau khhi cài đặt ứng dụng và cấp quyền cho ứng dụng truy cập điện thoại sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc truy cập vào ứng dụng ngân hàng để chiếm đoạt tiền.

2.10 Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo

     Các đối tượng lừa đảo tạo trang web của các cơ quan, doanh nghiệp. Người dùng khai báo thông tin trên trang web giả sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân và sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích vi phạm pháp luật.

2.11 Giả mạo SMS Brandname (tin nhắn của các cơ quan, tổ chức đã đăng ký với nhà mạng) để phát tán tin nhắn giả mạo

     Các đối tượng sử dụng trạm phát song BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn trong tin nhắn sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản.

2.12 Lừa đảo đầu tư chứng khoản, tiền ảo, đa cấp

     Các đối tượng gửi đường link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo với nhiều quyền lợi, lãi suất hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân gửi tiền đặt cọc để tham gia. Ban đầu khi chuyển một khoản tiền nhỏ, người dùng sẽ được nhận lại khoản tiền này và một khoản tiền lãi suất tương ứng. Nhưng khi số tiền chuyển đi ngày càng lớn thì các đối tượng nà sẽ đưa ra nhiều lý do để chiếm đoạt tiền.

2.13 Lừa đảo tuyển cộng tác viên online

     Hình thức lừa đảo này thường sẽ nhắm tới những người không có công việc ổn định hoặc muốn kiếm thêm thu nhập với công việc làm online tại nhà. Các đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo các trang thương mại điện tử như tiki, shopee, lazada và các thương hiệu nổi tiếng, đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn, công việc nhẹ nhàng như like, chia sẻ bài đăng sẽ được hưởng hoa hồng.

     Sau đó yêu cầu nạn nhân nạp tiền để thực hiện các nhiệm vụ với mức hoa hồng cao hơn, từ đó chiếm đoạt tiền.

2.14 Hình thức lừa đảo đánh cắp tài khoản mạng xã hội nhắn tin lừa đảo

     Đây là các hình thức hacker chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội facebook, zalo nhắn tin cho người thân, bạn bè hỏi vay tiền và chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo

2.15 Hình thức giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để đe dọa, lừa đảo

     Các đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện đe dọa là nạn nhân có liên quan đến các hành vi phạm tội hoặc các vụ án đang được điều tra. Sau đó yêu cầu chuyển tiền để tránh bị điều tra và chiếm đoạt số tiền đó.

2.16 Rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

     Các đối tượng đăng tải quảng cáo, mời chào người tiêu dùng mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trên các trang thương mại điện tử.

2.17 Đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay nợ tín dụng

     Các đối tượng “bẫy” người dùng trên internet khai báo thông tin căn cước công dân trên các mẫu khảo sát. Từ đó sử dụng thông tin cá nhân đã đánh cắp để vay nợ tín dụng.

2.18 Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng

     Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng và giả danh người thu hồi nợ để yêu cầu trả lại tiền kèm theo lãi suất hoặc yêu cầu trả lại tiền nhiều lần, nếu không trả sẽ đăng thông tin vu khống, xúc phạm trên mạng xã hội.

2.19 Lừa đảo qua hình thức dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa

     Giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng để liên hệ cung cấp dịch vụ lấy lại tiền đã mất cho nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin và chuyển tiền để sử dụng dịch vụ.

2.20 Đánh cắp Telegram OTP

     Lập tài khoản telegram giả danh các cơ quan, tổ chức để gửi tin nhắn yêu cầu xác thực tài khoản cho nạn nhân nhằm chiếm đoạt mã OTP để truy cập vào tài khoản của họ

2.21 Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền Flashai

     Các đối tượng gọi điện thông báo tin giá, hướng dẫn phòng tránh cuộc gọi mất tiền Flashai. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ bị chiếm đoạt thông tin cá nhân.

2.22 Dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook

     Tạo trang web quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook. Yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền đặt cọc sau đó chặn mọi thông tin liên hệ để chiếm đoạt tiền đặt cọc.

2.23 Rải link phishing, seeding quảng cáo bẩn trên mạng xã hội

     Các đối tượng lừa đảo tạo trang web giả mạo ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến với mục đích thu nhận thông tin cá nhân của người dùng internet

2.24 Lừa đảo cho số đánh đề

     Các đối tượng chiêu dụ người dùng chơi đề và yêu cầu nạn nhân chi trả tiền hoa hồng khi chơi trúng

2.25 Lừa đảo bẫy tình cảm, đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng

     Các đối tượng thông qua mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò để tiếp cận người dùng. Lợi dụng tình cảm của nạn nhân để lừa chuyển tiền nhận quà, kêu gọi đầu tư tài chính.

2.26 Lừa đảo quảng cáo với tư cách các tổ chức, như Công an, Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền.

     Lắm bắt được tâm lý muốn lấy lại tiền sau khi đã bị lừa, thường người bị lừa sẽ nghĩ tới cách lấy lại tiền thông thường họ sẽ nghĩ tới báo công an hoặc thuê Luật sư để lấy lại tiền vì vậy các nhóm lừa đảo đã mạo danh công an hoặc Luật sư rồi tạo trang web hoặc facbook để quảng cáo với tiêu đề hỗ trợ lấy lại tiền qua mang bị treo trên sàn thương mại điện tử, Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền qua mang, hoặc cục an ninh mạng tiếp nhận tin báo lấy lại tiền qua mạng v...v...v, khi bạn liên hệ theo các thông tin trên thì bên kia họ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin tên, tuổi, ngày, tháng, năm sinh và số tiền bạn đang bị treo và khi đó để rút số tiền này về bạn sẽ phải nộp tiếp cho họ một khoản tiền nữa, nhưng sau khi nộp họ sẽ xóa và chặn liên lạc với bạn. 

2.27 Hình thức lừa đảo giả mạo công an yêu cầu đến cơ quan công an để khắc phục đồng bộ VNeID

     Đây là hình thức lừa đảo mới xuất hiện thời gian gần đây. Các đối tượng lừa đảo sẽ giả danh công an gọi điện yêu cầu công dân ra công an phường ngay để khắc phục đồng bộ VNeID mức 2 (do tài khoản bị lỗi). Nếu công dân trả lời là bận không ra được thì đối tượng sẽ hướng dẫn đồng bộ online theo hướng dẫn cài đặt phần mềm có logo VNeID hoặc logo Chính Phủ, Bộ công an có yêu cầu khuôn mặt, vân tay và số điện thoại. Sau đó các đối tượng sẽ chiếm quyền kiểm soát điện thoại và thực hiện chuyển hết số tiền từ tài khoản đi (mặc dù không yêu cầu số tài khoản hay OTP).

HÌNH THỨC LỪA ĐẢO QUA MẠNG

3. Cần làm gì để không bị lừa đảo qua mạng

     Mạng xã hội được ví như “con dao hai lưỡi” nên nếu người dùng sử dụng đúng cách thì mạng xã hội sẽ phát huy được tối đa giá trị như phục vụ cho công việc hay các nhu cầu mua sắm, giải trí… Ngược lại, nếu lơ là, mất cảnh giác thì có thể biến mình trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo qua mạng.

     Do đó, khi sử dụng mạng xã hội, để không trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo qua mạng, người dùng cần tuyệt đối lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Không đăng nhập vào đường link lạ;
  • Không cung cấp mã OTP cho người khác biết;
  • Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để làm thủ tục vay tiền hoặc chứng minh tài chính;
  • Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng, làm nhiệm vụ theo yêu cầu của đối tượng;
  • Không cung cấp bất cứ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng.

4. Chuyên mục hỏi đáp:

Câu hỏi 1: Có người gọi điện xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát yêu cầu khắc phục lỗi hệ thống VNeID thì phải làm thế nào?

     Nếu bạn nhận được cuộc gọi với nội dung tương tự như trên thì tuyệt đối không vội làm theo hướng dẫn mà nên đến trực tiếp công an xã, phường gần nhất hoặc gọi điện cho cán bộ cảnh sát khu vực để xác minh thông tin, tránh tình trạng bị kể xấu lợi dụng để lừa đảo.

Câu hỏi 2: Bị lừa đảo qua mạng thì trình báo công an ở đâu?

     Nếu không may bạn bị lừa đảo qua mạng thì cần ngay lập tức trình báo đến công an xã, phường sở tại để được hỗ trợ xử lý kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Bài viết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178