• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương cần những điều kiện gì, thủ tục đăng ký tạm trú, thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu, thủ tục đăng ký thường trú..

  • Nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương cần những điều kiện gì?
  • nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NHẬP KHẨU VÀO THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Câu hỏi của bạn:  

     Kính gửi quý Luật Sư: Tôi có hộ khẩu tại tỉnh KH. Tôi đã sống và làm việc liên tục tại thành phố HCM trên 10 năm (có thể lấy xác nhận công tác của công ty). Tuy nhiên, việc đăng ký tạm trú không được liên tục vì tôi phải chuyển chỗ ở nhiều lần. Tôi đã mua nhà tại Q11 - TP. HCM, giấy chủ quyền nhà có tên tôi.

     Vậy xin hỏi tôi có đủ điều kiện nhập khẩu vào Tp. HCM chưa ạ? Nếu xét điều kiện đăng ký tạm trú tại TP.HCM trong 2 năm gần đây thì tôi không có làm. Tuy nhiên, có thể chứng minh việc tôi sống liên tục tại TP.HCM bằng hợp đồng lao động và giấy xác nhận của công ty. Mong được quý vị giúp đỡ.

      Xin chân thành cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email – Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lí:  nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương  

Nội dung tư vấn về nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương

1. Điều kiện nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương

     Căn cứ Điều 20 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định điều kiện đăng ký thành phố trực thuộc trung ương, bạn chỉ cần đáp ứng một trong bốn các điều kiện sau thì bạn có thể nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương:

     Thứ nhất: Có chỗ ở hợp pháp và Đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

     Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định thời gian thời gian tạm trú liên tục như sau: “Thời hạn tạm trú liên tục được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.”  

     Theo khoản 1 Điều 30 Luật cư trú quy định về đăng ký tạm trú là: “Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

     Như vậy, bạn đang có hộ khẩu thường trú tại tỉnh KH, nếu muốn nhập khẩu vào Q.11 – TP. HCM, thì phải chứng minh mình có chỗ ở hợp pháp ở Q.11 – TP. HCM và phải đang tạm trú từ hai năm trở lên tại Q.11 – TP. HCM.

     Tuy nhiên bạn lại không đăng ký tạm trú và sinh sống liên tục tại Q.11 – TP. HCM từ hai năm trở lên, vì vậy bạn không thể tiến hành nhập khẩu vào Q.11 – TP.HCM trong thời gian này được. Cơ quan có thẩm quyền chỉ chấp nhận sổ tạm trú để tiến hành nhập hộ khẩu cho bạn, bạn xin được giấy xác nhận của công ty chứng minh bạn sinh sống và làm việc liên tục tại Q.11 – TP.HCM trong thời gian dài nhưng giấy đó không có giá trị pháp lý trong thủ tục xin nhập khẩu.

     Vì thông tin bạn chưa đầy đủ, Luật Toàn Quốc sẽ đưa thêm các điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương, bạn có thể xem xét, nếu thuộc các điều kiện khác bạn có thể thực hiện nhập hộ khẩu vào HCM.

     Thứ hai: Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

     Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bạn có thể thực hiện việc nhập hộ khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương.

     Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

     Thứ ba: Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

     Theo thông tin bạn cung cấp còn hạn chế nên Luật Toàn Quốc chưa xác định rõ bạn đang làm cho công ty theo loại hình nào, nếu bạn đang làm việc cho cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi muốn nhập hộ khẩu vào thành phố HCM bạn cần chuẩn bị giấy điều động, tuyển dụng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn,giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp để có thể thực hiện việc nhập khẩu. 

     Thứ tư: Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

     Bạn đang có hộ khẩu tại tỉnh KH, tuy nhiên trước đây bạn đã đăng ký thường trú tại thành phố HCM, nếu nay bạn muốn nhập hộ khẩu về lại HCM thì bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú mà không cần xét đến số năm đăng ký tạm trú. 

     Nếu bạn không thuộc các điều kiện còn lại nhưng vẫn muốn nhập khẩu vào Q.11 – TP.HCM bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú ngay lập tức. Bạn có thể đăng ký tạm trú tại ngôi nhà của bạn. 

2. Thủ tục đăng ký tạm trú

     Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm

  •  Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02); 
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP
  • Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

      Bước 2: Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

     Bước 3: Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. [caption id="attachment_80071" align="aligncenter" width="416"]nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương[/caption]

3. Thủ tục nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương

a. Thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu

     Để chuyển được hộ khẩu từ tỉnh KH đến Q.11 – TP.HCM, trước hết bạn cần xin giấy chuyển hộ khẩu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau: 

     Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau

  • Sổ hộ khẩu 
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 

     Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

     Bước 3: Nhận kết quả    

     Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

     Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

b. Thủ tục nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương

     Sau khi bạn đã được cấp giấy chuyển hộ khẩu, bạn tiếp tục thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu tại Q.11 – TP.HCM. Thủ tục nhập hộ khẩu như sau: 

     Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu)
  • Bản khai nhân khẩu
  • Giấy chuyển hộ khẩu
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình).
  • Đối với trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ phải có một trong các giấy tờ sau: Giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
  • Đối với trường hợp con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con phải có một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
  • Đối với trường hợp người thành niên độc thân về sống với ông bà nội, ngoại phải có giấy tờ sau: + Giấy tờ chứng minh là người độc thân: Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. + Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội; ông, bà ngoại: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
  • Đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước phải có giấy tờ sau: + Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ sau: - Quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân. - Quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân. + Xác nhận của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Đối với trường hợp người đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức phải có các giấy tờ sau: + Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị trực tiếp kèm theo một trong các giấy tờ sau: - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động. - Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo pháp luật cán bộ công chức. + Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì Quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo của cơ quan, tổ chức đó để thay cho hợp đồng không xác định thời hạn. + Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
  • Đối với trường hợp trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TW nhưng đã chuyển đi nơi khác nay trở về đăng ký thường trú phải có một trong các loại giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.

     Bước 2: Nộp hồ sơ  

     Sau khi đã hoàn tất các giấy tờ như trên bạn có thể tới trụ sở của công an quận để nộp hồ sơ. Cán bộ công an sẽ kiểm tra hồ sơ lần cuối và viết giấy hẹn cho bạn. Bạn đợi đến ngày hẹn để nhận kết quả.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178