Không được trồng cây lâu năm ở các vị trí đất như thế nào
14:27 18/06/2020
Như vậy, khi trồng cây lâu năm thì người trồng cây chỉ được trồng trong diện tích đất mình được sử dụng. Trừ trường hợp có thỏa thuận với các...
- Không được trồng cây lâu năm ở các vị trí đất như thế nào
- Trồng cây lâu năm
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trồng cây lâu năm
Câu hỏi của bạn về trồng cây lâu năm
Chào luật sư. Tôi có một vấn đề xin luật sư vui lòng tư vấn giúp: Nhà tôi ở đối diện với tường rào trại giam, Trên vỉa hè phía trại giam tôi và hàng xóm có trồng một số cây ăn trái, gần đây phía công an có làm việc đề nghị chúng tôi phải chặt bỏ cây nhưng không nói rõ lý do. Trong khi đó phía tường rào của trại giam có trồng rất nhiều cây lâu năm.
Luật sư vui lòng cho biết có quy định nào không được trồng cây lâu năm gần tường rào trại giam hay không.Tôi xin gửi đến luật sư lời chúc sức khỏe.
Câu trả lời của Luật sư về trồng cây lâu năm
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trồng cây lâu năm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trồng cây lâu năm như sau:
1. Cơ sở pháp lý về trồng cây lâu năm
2. Nội dung tư vấn về trồng cây lâu năm
Theo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, trong đó bao gồm cả cây ăn quả. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_197329" align="aligncenter" width="447"] Trồng cây lâu năm[/caption]
2.1. Ranh giới giữa các bất động sản
Theo quy định của pháp luật dân sự thì ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Theo đó, người sử dụng đất không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
Ngoài ra, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Và người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.2. Trồng cây lâu năm trong ranh giới giữa các bất động sản có được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:
"Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
..."
Theo quy định trên, người sử dụng đất chỉ được trồng cây trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận với các chủ sở hữu bất động sản liền kề về việc trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản. Nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã trồng cây phải dỡ bỏ, chặt những cây đó.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn trồng cây trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình thì bên công an không có quyền yêu cầu bạn chặt bỏ, trừ một số trường hợp như diện tích đất đó đã có quyết định thu hồi đất,... Còn nếu bạn trồng cây lâu năm vào phần đất không thuộc quyền sử dụng của mình thì bên công an có quyền yêu cầu bạn chặt bỏ.
Như vậy, khi trồng cây lâu năm thì người trồng cây chỉ được trồng trong diện tích đất mình được sử dụng. Trừ trường hợp có thỏa thuận với các chủ sở hữu bất động sản liền kề về việc trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản. Nếu việc trồng cây lâu năm gây thiệt hại cho người, tài sản của người khác thì chủ sở hữu hợp pháp của cây trồng còn phải đền bù bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bài viết tham khảo:
- Bồi thường đất trồng cây lâu năm khi bị Nhà nước thu hồi;
- Có nên trồng cây lâu năm trên đất thổ cư hay không?.
Trồng cây trên đất lưu không có vi phạm pháp luật không
Câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi về việc xử phạt hành vi trồng cây trên đất lưu không muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Năm 2013, gia đình tôi có mua mảnh đất và đã được cấp sổ đỏ. Do không có nhu cầu sử dụng đến nên gia đình tôi vẫn để mảnh đất đó mà không xây dựng gì cả. Nay gia đình tôi muốn xây nhà trên đó thì bị gia đình hàng xóm gây khó khăn và cản trở việc xây dựng của gia đình tôi bằng việc trồng cây trên toàn bộ phần đất hành lang an toàn đường bộ ở phía trước mảnh đất của gia đình tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì việc gia đình kia trồng cây trên đất lưu không có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức xử phạt hành vi trồng cây trên đất lưu không là bao nhiêu? Và tôi phải làm gì để chấm dứt tình trạng này?
Trả lời:
Trồng cây lâu năm trên đất lưu không vi phạm pháp luật không?
Như những thông tin mà bạn trình bày, việc gia đình hàng xóm đã gây cản trở cho việc thực hiện quyền đối với mảnh đất của gia đình bạn bằng hành vi trồng cây trên phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ ở phía trước mảnh đất đó. Vì phần đất hành lang an toàn đường bộ hay còn gọi là đất lưu không là phần đất dành cho đường bộ nên không thuộc quyền sử dụng của bất cứ ai. Do đó, việc gia đình hàng xóm trồng cây trên đất lưu không là vi phạm quy định của pháp luật với hành vi lấn, chiếm đất.
Tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi lấn, chiếm đất như sau:
"Điều 14. Lấn, chiếm đất
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này."
Như vậy, với hành vi trồng cây trên phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông thì gia đình hàng xóm của gia đình bạn có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Để chấm dứt tình trạng này, bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi lấn, chiếm đất hành lang an toàn giao thông đường bộ của người hàng xóm và gửi lên Ủy ban nhân dân huyện để được giải quyết.
Bài viết tham khảo:
- Bồi thường đất nằm trong hành lang tại Đắc Lắc do bị hạn chế khả năng sử dụng đất;
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đền bù về đất trồng cây lâu năm theo quy định
Câu hỏi:
Thưa Luật sư,tôi có vấn đề thắc mắc về đền bù về đất trồng cây lâu năm: Nhà nước thu hồi đất rừng quy về đất trong cây lâu năm để kéo dây điện lưới. Vậy diện tích đất thu hồi đó đền bù bao nhiêu % và bao nhiêu tiền m2.
Trả lời:
Mức đền bù bồi thường về đất khi thu hồi đất trồng cây lâu năm
Theo quy định của Luật đất đai khi hộ gia đình, cá nhân bị nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế - xã hội thì nếu trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Diện tích đất thu hồi này là phần diện tích đất được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
"Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể
1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.
4. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;
c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;
đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cụ thể là đất trồng cây lâu năm thì hộ gia đình, cá nhân được đền bù về đất trồng cây lâu năm nếu đủ điều kiện được đền bù theo quy định. Diện tích đất bồi thường là diện tích đất nhà nước thu hồi đất và giá đất bồi thường được xác định cụ thể tại địa phương do UBND cấp tỉnh quyết định.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Trồng cây lâu năm quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Huyền Trang