• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xé giấy chứng nhận kết hôn là hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch và hậu quả khi xé đăng ký kết hôn là bị xử phạt vi phạm hành chính

  • Hậu quả khi xé giấy đăng ký kết hôn là gì?
  • hậu quả khi xé đăng ký kết hôn
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

      Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi và chồng chuyển về sống chung với nhau từ năm 2019, do không được gia đình chồng đồng ý nên vừa rồi tôi và chồng có lén đi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sau khi mẹ chồng tôi biết chuyện đã yêu cầu vợ chồng cho xem giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, khi chồng tôi chuẩn bị đưa thì chị gái của chồng đứng bên cạnh liền giật và xé giấy chứng nhận kết hôn của chúng tôi. Luật sư cho tôi hỏi việc chị chồng tôi xé giấy chứng nhận kết hôn của chúng tôi như vậy có bị xử phạt gì không, việc giấy đăng ký kết hôn của tôi bị xé có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa chúng tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

1. Hậu quả khi xé giấy đăng ký kết hôn được hiểu như thế nào?

     Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch, là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ sau khi đã xem xét các điều kiện kết hôn của họ là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đây cũng là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có Giấy đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

     Xé giấy đăng ký kết hôn là hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch theo quy định của pháp luật. Là việc làm biến dạng trạng thái ban đầu, làm cho giấy chứng nhận kết hôn bị rách, nát, không còn nguyên vẹn và không có giá trị sử dụng.

2. Hậu quả khi xé đăng ký kết hôn

     Giấy chứng nhận kết hôn là một loại giấy tờ quan trọng đối với vợ chồng. Nó không chỉ có ý nghĩa xác nhận tình trạng quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng mà còn là giấy tờ không thể thiếu khi thực hiện một số thủ tục hành chính khác như: Khai sinh cho con; mua bán nhà, đất của hai vợ chồng; khi vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn... Với những ý nghĩa quan trọng đó, pháp luật về hộ tịch đã quy định những chế tài xử phạt đối với hành vi hủy hoại như đốt hoặc xé giấy chứng nhận kết hôn. 

Trên thực tế, xuất phát từ những lý do khác nhau mà giấy chứng nhận kết hôn có thể bị cũ, mờ thậm chí là rách, nát. Việc giấy chứng nhận kết hôn bị rách nát có thể do tác động của những yếu tố tự nhiên như bị thất lạc, bị rơi vào nước, do lâu năm… Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp là do con người trực tiếp tác động như việc vò, đốt, xé… Theo đó, việc cố ý hủy hoại giấy chứng nhận kết hôn từ ngày 01/09/2020 có thể bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng. Cụ thể, khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 45. Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch

[...]

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch;

b) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

c) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm a và b khoản 4 Điều này;

b) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a)  Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

     Như vậy, đối với hành vi xé giấy chứng nhận kết hôn hành vi cố ý hủy hoại giấy tờ hộ tịch và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

3. Xé giấy đăng ký kết hôn có làm chấm dứt quan hệ hôn nhân không?

 Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt trong 02 trường hợp:

  • Có quyết định/ bản án có hiệu lực của Tòa án về việc giải quyết ly hôn;
  • Do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

      Do đó, việc bị mất không phải điều kiện để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp giấy chứng nhận kết hôn bị hư hỏng hỏng hoặc bị hủy hoại, vợ chồng có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn tại Ủy ban nhân dân đã đăng ký kết hôn trước đó.

        Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng bạn bị xé rách sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng. Tuy nhiên, do đây là một loại giấy tờ quan trọng, nên bạn nên thực hiện thủ tục xin trích lục bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn trước đó.  hậu quả khi xé đăng ký kết hôn

4. Hỏi đáp về hậu quả khi xé đăng ký kết hôn

Câu hỏi 1: Giấy kết hôn bị xé có làm lại được không?

     Theo quy định khoản 3 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

     Do mỗi bên vợ, chồng 01 bản nên nếu chỉ có một trong hai bản đăng ký kết hôn bị hỏng hoặc rách thì vợ, chồng có thể dùng bản còn lại chứng thực bản sao từ bản chính để nộp hồ sơ khi thực hiện các thủ tục liên quan. Do đó, nếu bị hỏng, rách một bản đăng ký kết hôn thì vợ, chồng có thể dùng bản còn lại để chứng thực và sử dụng.

     Như vậy, trong trường hợp giấy chứng nhận kết hôn bị hư hỏng hỏng hoặc bị hủy hoại, vợ chồng có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn tại Ủy ban nhân dân đã đăng ký kết hôn trước đó.

Câu hỏi 2: Xin cấp lại bản sao giấy kết hôn cần những giấy tờ gì?

     Hồ sơ cần nộp: 

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản chính)

     Ngoài ra, khi nộp hồ sơ, cần mang theo giấy tờ: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp…

Câu hỏi 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch

  • Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch: Cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật (căn cứ Điều 4 Luật Hộ tịch 2014).
  • Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
  • Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp xã; cấp huyện, quận, thị xã; Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài theo khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch.

Bài viết liên quan:

     Mọi thắc mắc liên quan đến Xé giấy đăng ký kết hôn quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ tư vấn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178