• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế..di sản chia thừa kế là quyền sử dụng đất...xác định tính pháp lý của di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

  • Giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
  • Giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Câu hỏi của bạn:

     - Đất Ông bà Nội tôi mua có giấy tờ mua bán thời chính quyền năm 1935 có giấy xác nhận. Ông và  bà  Nội mất năm 1970( không có thừa kế di chúc gì cả), thời đó đông con nên chỉ ưu tiên  theo phong tục, tục lệ cho con trưởng ở lại để thờ cúng trông coi. Sau khi ông bà nội mất, Ông bà Nội có đông con nhưng chỉ có 1 người con trưởng là cha tôi ở lại trên thửa vườn này. Cha tôi mất năm 1973, mẹ tôi mất năm  2010..

     Trong quá trình ở trên đất cha mẹ tôi không có kê khai bất cứ 1 loại giấy tờ nào về đo vẽ đất đai cũng như không có tên trong bản đồ địa chính của địa phương; tôi sống chung với mẹ lúc cha đã mất. Năm 1983 tôi có kê khai đăng ký chỉ thị 299 theo chỉ thị của TT chính phủ và có tên trong bản đồ đo vẽ đất của địa phương quản lý và được Hội đồng ruộng đất cấp giấy (mẹ tôi giao miệng cho tôi kê khai)

    - Năm 2011 sau khi mẹ tôi mất thì tôi có yêu cầu xin cấp sổ đỏ. Căn cứ vào hồ sơ tôi khai nguồn gốc đất là đất của ông Bà Nội tôi chết năm 1970 để lại, tôi có đăng ký 299; đất không có tranh chấp, sống ổn định nên cơ quan cấp sổ đỏ tiến hành đo, kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến khu dân cư, niêm yết hồ sơ. Xong các thủ tục đúng quy trình rồi cấp sổ đỏ cho hộ gia đình tôi. Lúc cấp sổ đỏ mọi người ai cũng biết và không có ý kiến gì.

     - Hiện nay đất có giá trị, các anh em của tôi, mọi người kéo về đòi chia điều thửa vườn nêu trên cho tất cả các người con cùng thế hệ của tôi có đúng không. Nếu chia điều thì chia từ đời con của Ông nội tôi hay là con của cha mẹ tôi. Vì nguồn gốc đất là của ông bà nội tôi chứ không phải của cha mẹ tôi (theo luật thừa kế theo thứ). Hiện nay con và dâu của ông nội tôi chết hết rồi, không còn ai

     - Quan niệm của tôi được biết nếu chia từ thời ông nội tôi thì cháu thế hệ cùng trang lứa với tôi khoảng 40 người. Còn chia cùng thế hệ của tôi mà con của cha mẹ tôi là 10 người.

     Trân trọng cảm ơn Luật sư tư vấn giúp

Căn cứ pháp lý:

  • Quyết định 201- CP (ngày 01 - 7- 1980) quyết định của Hội đồng chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước
  • Chỉ thị 299/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 10- 11- 1980 về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước
  • Luật đất đai 2003
  • Bộ luật dân sự 2015

1. Xác định tính hợp pháp của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giải quyết tranh chấp khi chia di sản là quyền sử dụng đất

     Phần IV của quyết định 201- CP quy định về đăng ký, thống kê đất như sau:

     “1. Để thực hiện thống nhất quản lý ruộng đất, tất cả các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình sử dụng vào sổ địa chính của Nhà nước, Ủy ban nhân dân xã phải kiểm tra việc khai báo này.

     2. Sau khi kê khai và đăng ký, các tổ chức hay cá nhân nào được xác nhận là người quản lý sử dụng hợp pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     3. Đối với những đất bị sót chưa giao cho ai sử dụng thì Ủy ban nhân dân xã sở tại có nhiệm vụ phát hiện vào báo ngay cho cơ quan quản lý ruộng đất cấp huyện để thống kê và đăng ký vào sổ địa chính.

  4.  Tổng cục Quản lý ruộng đất có trách nhiệm nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành những quy định cụ thể về việc đăng ký thống kê ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     Mẫu bản đồ, sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Tổng cục Quản lý ruộng đất quy định và dùng thống nhất trong cả nước.

     5. Sau khi kê khai, đăng ký, thống kê ruộng đất, tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân dân, mỗi khi cần thay đổi về hình thể ruộng đất, về mục đích sử dụng ruộng đất hoặc quyền sử dụng ruộng đất, đều phải làm đúng thủ tục khai báo theo quy định của Nhà nước.

     Trước mắt, việc đào ao, vượt thổ để làm nhà, hoặc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng cây lương thực sang làm việc khác, bất cứ đất ấy thuộc quyền sử dụng của ai và với diện tích bao nhiêu, cũng phải được Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch đã được xét duyệt và tình hình cụ thể về đất đai của địa phương, cho phép mới được thực hiện.”

     Mục số 1 và số 2 của chỉ thị 299/TTg quy định như sau:

     “1. Để phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) và kế hoạch dài hạn, đồng thời đế nắm chắc được diện tích và chất lượng ruộng đất, xác định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất, phân loại, phân hạng đất canh tác trong từng đơn vị sử dụng, thực hiện thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước, cần tiến hành công tác đo đạc, xây dựng bản đồ phân loại đất, phân hạng đất canh tác và đăng ký thống kê sử dụng ruộng đất trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo từng đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh và cấp tương đương) trong từng cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất có nhiệm vụ chấp hành đúng mọi thủ tục và đăng ký ruộng đất theo quy định của Tổng Cục Quản lý ruộng đất.

     Thời gian hoàn thành công việc nói trên ở các vùng trong nước được quy định như sau:

     - Vùng đồng bằng sông Cửu Long: cuối năm 1982;

     - Vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên, ven biển miền Trung: cuối năm 1983;

     - Các vùng khác (phía Bắc): cuối năm 1984

     2. Căn cứ vào kết quả của công tác nói trên, cần lập hồ sơ ruộng đất và lập sổ địa chính của Nhà nước; hồ sơ và sổ này được lưu giữ ở các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất. Ngành Quản lý ruộng đất từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm quản lý thống nhất sổ địa chính của Nhà nước để phục vụ mọi hoạt động phát triển nền kinh tế quốc dân trước mắt và lâu dài. (…)”

      Căn cứ điều 50 luật đất đai năm 2003

     “Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

     1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

     a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

     b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;…”

     Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp và các căn cứ chúng tôi nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định sau đây:

     Một là, pháp luật đất đai của nước ta thời điểm năm 1983 bạn kê khai theo chỉ thị 299 của thủ tướng chính phủ sẽ là căn cứ để hồ sơ của bạn được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, và được ghi nhận vào sổ địa chính, được cấp giấy (chứng từ ghi nhận quyền sử dụng đất của Nhà nước cấp cho hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm đó) theo quy định tại chỉ thị 299 và nghị định 201- CP nêu trên. Mà theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 50 luật đất đai 2003 (thời điểm bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là năm 2011, thời điểm đó luật đất đai 2003 đang có hiệu lực thi hành), việc kê khai được ghi nhận vào sổ địa chính của bạn là một trong số các căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hồ sơ đã được lập và không phải đóng tiền sử dụng đất cho khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.

     Hai là, nếu trường hợp việc bạn kê khai theo chỉ thị 299/TTg không đúng thẩm quyền thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ không cấp giấy chứng nhận cho bạn tại thời điểm đó, hồ sơ của bạn cũng sẽ không được lập vào sổ địa chính và nó cũng không có căn cứ để tới thời điểm năm 2011 cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn.

     => Do đó, nếu như bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ bạn đã kê khai năm 1983 là đúng thì quyền sử dụng thửa đất đó thuộc về bạn. Giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế

2. Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

     Với câu hỏi của bạn là nếu tính tới thời điểm hiện tại có phân chia di sản thừa kế thì diện tích đất đó được phân chia tính theo hàng thừa kế nào chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

     Trường hợp 1: Các thành viên trong gia đình tự thỏa thuận được với nhau quyền sử dụng đất đối với thửa đất hiện tại => theo ý chí nguyện vọng của các bên thỏa thuận, các bên sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng, tặng cho…và sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bình thường.

     Trường hợp 2: Nếu như có đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án phân chia thừa kế đối với thửa đất này thì các bên sẽ cần phải tuân thủ theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.

     Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần lưu ý:

  • Tới thời điểm hiện tại, đối với bất động sản, thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm. Như vậy những người thuộc cùng hàng thừa kế với bố bạn sẽ hết quyền yêu cầu chia thừa kế. Những người thuộc cùng hàng thừa kế với bạn vẫn còn quyền yêu cầu phân chia nhưng lúc này việc phân chia có tiến hành được hay không hoặc nếu được thì phân chia theo cách nào sẽ phải tuân thủ theo quyết định của tòa án.
  • Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, trong trường hợp này bạn nên chuẩn bị một vài những căn cứ có giá trị trước tòa như: thời điểm bạn lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những loại giấy tờ gì? Có bất cứ vấn đề gì phát sinh tại thời điểm đó không? các anh chị em cùng hàng thừa kế với bạn có biết tới sự việc này không, nếu họ có biết thì họ có ngăn cản hay cho phép hay có phản ứng gì hay không?.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo như:

Liên hệ Luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!                                      

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178