Đất nhận chuyển nhượng của bố, anh trai có đòi phân chia được không?
14:06 28/08/2019
Đất nhận chuyển nhượng của bố anh trai có đòi phân chia được không? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này
- Đất nhận chuyển nhượng của bố, anh trai có đòi phân chia được không?
- Đất nhận chuyển nhượng của bố anh trai có đòi phân chia
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐẤT NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG CỦA BỐ ANH TRAI CÓ ĐÒI PHÂN CHIA ĐƯỢC KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: bố tôi có một mảnh đất. Sổ đỏ bố tôi đứng tên. Chuyển nhượng lại cho tôi. Nay anh trai tôi đòi chia mảnh đất đó. Vậy Luật sư cho tôi hỏi đất nhận chuyển nhượng của bố anh trai có đòi phân chia được không? Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đất nhận chuyển nhượng của bố anh trai có đòi phân chia được không về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi đất nhận chuyển nhượng của bố anh trai có đòi phân chia được không chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn: Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
Theo như thông tin bạn cung cấp, thì giữa bố và bạn đã có sự thỏa thuận về việc chuyển quyền sử dụng đất. Vấn đề này được quy định tại Điều 500 bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 188 Luật đất đai năm 2013
Quyền khởi kiện là quyền của cá nhân. Nếu xét thấy quyền lợi của mình bị xâm hại, anh trai bạn có quyền yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, Tòa án sẽ căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn bà bố của bạn để chấp nhận hay bác bỏ đơn yêu cầu khởi kiện của anh trai bạn.
Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con trai là hợp đồng dân sự có hiệu lực
Căn cứ Điều 118 luật đất đai năm 2013 quy định:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Như vậy, nếu bố của bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên bố của bạn, đất không có tranh chấp, không bị kê biên và trong thời hạn sử dụng đất mà bố bạn chuyển nhượng cho bạn thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, có thể Tòa án sẽ bác đơn yêu cầu khởi kiện của anh trai bạn.
Trường hợp 2: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố và bạn là hợp đồng dân sự vô hiệu. Theo đó các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Cụ thể, nếu một hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau theo quy định tại Điều 118 luật đất đai 2013 thì sẽ vô hiệu:
Như vậy, nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố bạn được cấp cho hộ gia đình: có ghi tên anh trai bạn và các thành viên khác trong gia đình mà bố bạn thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn là vi phạm quy định của pháp luật. Đây sẽ là một trong những căn cứ xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu. Theo quy định tại Điều 131 bộ luật dân sự 2015: “… Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;…”
Tóm lại, quyền yêu cầu khởi kiện là quyền của cá nhân, khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm anh trai bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, việc Tòa án có chấp nhận đơn khởi kiện của anh trai bạn hay không lại phụ thuộc vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cha bạn và bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Đòi lại đất tặng cho đã có hợp đồng công chứng
- Mẹ cho đất con có cần sự đồng ý của các con khác không
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về câu hỏi đất nhận chuyển nhượng của bố anh trai có đòi phân chia được không. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: