• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trừ lương người lao động vì đi làm muộn thay cho một hình thức xử lý kỷ luật khác doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

  • Công ty có được trừ lương người lao động vì đi làm muộn?
  • trừ lương người lao động vì đi làm muộn
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 TRỪ LƯƠNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VÌ ĐI LÀM MUỘN

Câu hỏi của bạn: Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Tôi làm việc tại công ty A theo hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời gian là 5 năm. Ngày mùng 5/12/2020 vừa rồi tôi có nhận được lương của tháng 11/2020, tôi nhận thấy số tiền mà tôi nhận được thấp hơn so với lương theo hợp đồng là một ngày lương. Tôi có thắc mắc với bộ phận kế toán thì nhận được câu trả lời là do tháng 11 tôi có đi làm muộn 5 buổi trong đó lần đầu và lần thứ 2 đã được nhắc nhở, 3 lần đi muộn sau đó tôi bị trừ một ngày lương theo quy định mới của công ty về trừ lương người lao động đi làm muộn. Do kiến thức về pháp luật của mình còn hạn chế nên tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi việc công ty trừ lương tôi vì đi làm muộn như vậy là có đúng không? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư! Tôi xin trân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trừ lương người lao động vì đi làm muộn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trừ lương người lao động vì đi làm muộn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Trừ lương người lao động vì đi làm muộn được hiểu như thế nào?

     Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận - là kết quả lao động mà người lao động hướng tới khi đã bỏ ra công sức lao động của mình để thực hiện một công việc nào đó. Thực tế, quan hệ lao động là một mối quan hệ không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong khi người sử dụng lao động luôn cố đặt ra cho mình nhiều quyền lợi hơn đồng thời giảm lược quyền lợi của người lao động đặc biệt là quyền lợi liên quan đến vấn đề lương, thưởng. thì do thiếu kiến thức về pháp luật và ở ví trí yếu thế hơn trong quan hệ lao động nên khi các tình huống đó xảy ra người lao động thường chỉ biết im lặng chấp nhận. Trước thực tế đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong đó có quy định về các trường hợp mà người sử dụng lao động được trừ lương của người lao động.

1.1.Trường hợp người sử dụng lao động được trừ lương của người lao động theo Bộ luật lao động 2012.

     Như đã đề cập, lương là đích đến cuối cùng mà người lao động hướng tới khi tham gia quan hệ lao động. Do đó các vấn đề liên quan đến tiền lương như mức lương cơ bản, lương thưởng, khấu trừ lương,... đều được pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì chỉ có một trường hợp người sử dụng lao động được trừ lương của người lao động, cụ thể tại Điều 101 quy định:

Điều 101. Khấu trừ tiền lương

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

     Theo hướng dẫn tại Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp người lao động gây thiệt hại do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố. Theo đó,người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương nhưng không quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

     Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

     - Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

     - Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

     - Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

     Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường.

     Khấu trừ lương đối với người lao động

     Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì người sử dụng lao động chỉ được thực hiện khấu trừ lương của người lao động trong trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động mà gây ra thiệt hại theo các căn cứ và phương thức khấu trừ như trên.

1.2. Trường hợp người sử dụng lao động được trừ lương của người lao động theo Bộ luật lao động 2019.

     Kể từ ngày 01/01/2020, Bộ luật lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực thay thế cho Bộ luật lao động 2012 hiện hành. Tại điều 102, Bộ luật lao động 2019 cũng quy định về trường hợp mà người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động như sau:

Điều 102. Khấu trừ tiền lương 

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

     Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương nhưng không quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

    Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
     Như vậy, Bộ luật lao động 2019 cũng chỉ quy định một trường hợp duy nhất mà người sử dụng lao động được trừ lương của người lao động đó là trường hợp khấu trừ lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người lao động bao gồm làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép - quy định này gần như không có sự thay đổi so với quy định tại Bộ luật lao động 2012.

2.Công ty có được trừ lương người lao động vì đi làm muộn ?

     Đi làm muộn là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nhiều người lao động dường như còn hình thành luôn cho mình thói quen đi làm muộn. Trước thực tế đó, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các hình thức xử lý kỷ luật  lao động khác nhau đối với hành vi này trong biện pháp đánh trực tiếp vào kinh tế như trừ lương, phạt tiền được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng và biện pháp này thực sự cũng mang lại những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên, dưới khía cạnh pháp luật thì hành vi trừ lương người lao động vì đi làm muộn của doanh nghiệp có được pháp luật cho phép thực hiện hay không?

2.1. Trừ lương người lao động vì đi làm muộn có phải là một hình thức xử lý kỷ luật không?

     Mỗi công ty sẽ có những quy chế cũng như những quy định riêng nhằm tạo nên tính kỷ luật trong hoạt động của mình. Việc đi làm muộn là một vấn đề thường được các công ty đưa vào nội dung vi phạm kỷ luật của công ty. Khi đó, đối với việc đi làm muộn, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi đó mà công ty có thể áp dụng một trong bốn hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành gồm: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.
     Bên cạnh đó, Điều 128 Bộ luật lao động 2012 cũng có quy định rõ về các hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
     Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, trừ lương không phải là một hình thức xử lý kỷ luật. Do đó, doanh nghiệp không được áp dụng hình thức trừ lương vì người lao động đi làm muộn thay cho việc xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc công ty của bạn trừ lương 1 ngày công đi làm với lý do bạn đi làm muộn 3 buổi là không đúng và trái với quy định của pháp luật.

2.2. Xử phạt đối với hành vi trừ lương người lao động vì đi làm muộn.

    Bên cạnh các quy định về xử lý kỷ luật lao động, pháp luật cũng đã có những quy định rõ ràng về chế tài xử phạt đối với những vi phạm về xử lý kỷ luật lao động, cụ thể Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;
đ) Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này;
d) Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

    Như vậy, đối với hành vi trừ lương người lao động vì đi làm muộn của công ty đối với bạn thay vì một hình thức kỷ luật lao động khác theo quy định của pháp luật thì công ty bạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.     Kết luận: Quy định về hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động là một chế định cần thiết phải có để công ty giữ được tính quy củ cũng như tăng khả năng trách nhiệm đối với các thành viên công ty. Tuy nhiên, việc xây dựng nội quy lao động liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Hiện nay pháp luật chỉ cho phép duy nhất một trường hợp người sử dụng lao động được khấu trừ lương của người lao động và không bao gồm hành vi đi làm muộn. Việc doanh nghiệp áp dụng hình thức trừ lương người lao động vì đi làm muộn thay cho hình thức xử lý vi phạm kỷ luật khác là trái quy định của pháp luật và có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trừ lương người lao động vì đi làm muộn

Tình huống tham khảo: Thưa luật sư! Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp như sau: Nội quy của công ty có được quy định nhân viên đi làm muộn sau khi bị nhắc nhở mà vẫn tái diễn tình trạng đi muộn có thể bị  phạt tiền hoặc trừ lương hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:
     Để tạo nên tính kỷ luật cũng như nâng cao trách nhiệm cho một tập thể, các doanh nghiệp khi hoạt động dù thuộc hay không thuộc đối tượng bắt buộc phải có nội quy lao động cũng thường xây dựng riêng cho mình những điều lệ, quy định riêng áp dụng đối với những thành viên trong công ty. Nội quy cũng có thể xem như là một đặc trưng riêng của doanh nghiệp, tuy nhiên việc xây dựng một bản nội quy lao động phải đảm bảo phù hợp và không trái với quy định của pháp luật, một nội quy lao động phải đảm bảo có những nội dung tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 27 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 27. Nội dung của nội quy lao động
Những nội dung chủ yếu của nội quy lao động theo Khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
2. Trật tự tại nơi làm việc: Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động (trừ trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình).
3. An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Trách nhiệm nắm vững các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; chấp hành biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuân thủ nội quy, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc.
4. Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
5. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

     Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc quy định các hành vi vi phạm kỷ luật cũng như hình thức xử lý kỷ luật lao động là một nội dung bắt buộc khi xây dựng nội quy công ty. Công ty bạn có thể cho hành vi đi muộn là một hành vi vi phạm kỷ luật lao động tuy nhiên việc áp dụng hình thức phạt tiền hay trừ lương đối với hành vi này không được pháp luật cho phép vì theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xử lý kỷ luật lao động chỉ gồm 4 hình thức là: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải. Hành vi áp dụng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị cấm theo quy định của luật. Nếu vi phạm công ty bạn có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Người lao động đi làm muộn có bị công ty trừ lương

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về người lao động đi làm muộn có bị công ty trừ lương mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về người lao động đi làm muộn có bị công ty trừ lương. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Bài viết tham khảo khác:

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178