• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sa thải lao động nữ mang thai và trách nhiệm của doanh nghiệp khi sa thải lao động nữ mang thai theo quy định của pháp luật

  • Quy định về sa thải lao động nữ mang thai
  • sa thải lao động nữ mang thai
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SA THẢI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

Câu hỏi của bạn:

Chào Luật sư, năm 2012 tôi có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 5 năm với công ty A. Lúc ký hợp đồng lao động, có điều khoản thỏa thuận rằng trong hai năm đầu làm việc tại công ty tôi không được mang thai. Tính tới tháng 11 năm nay tôi đã làm việc ở công ty được 1 năm 8 tháng. Mới đây, tôi phát hiện mình đã mang thai được 3 tháng và rất lo lắng nếu công ty biết được sẽ tiến hành xử lý kỷ luật sa thải đối với tôi. Nếu điều đó xảy ra thì việc công ty sa thải với tôi có đúng hay không? Tôi rất mong nhận được tư vấn từ Luật sư về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn Luật sư! 

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về sa thải lao động nữ mang thai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về sa thải lao động nữ mang thai như sau:

Căn cứ pháp lý:

1.Thỏa thuận về điều khoản sa thải lao động nữ mang thai trong hợp đồng lao động.

1.1. Hợp đồng lao động là gì?

     Hợp đồng lao động là một căn cứ để xác lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điều 15, Điều 17 Bộ luật lao động 2012 quy định về hợp đồng lao động như sau:
Điều 15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
     Theo các quy định trên thì hợp đồng lao động được ký dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Các bên có quyền tự do thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,hợp tác và trung thực. Các điều khoản được thỏa thuận không được trái quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

1.2. Thỏa thuận lao động nữ không được mang thai trong thời gian làm việc có đúng không?

 Lao động nữ là một loại hình lao động đặc thù được hưởng nhiều chính ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt là lao động nữ mang thai và sinh con. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp khi có một lao động nữ đang làm việc mà xin nghỉ vì lý do này. Do đó trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không muốn sử dụng đối tượng lao động này hoặc sẽ đưa ra những yêu cầu hay thỏa thuận về việc lao động nữ không được kết hôn, mang thai trong một khoảng thời gian đầu làm việc tại doanh nghiệp. Hành vi đó của doanh nghiệp có trái quy định của pháp luật hay không?
     Đối chiếu với quy định tại Điều 15, Điều 17 Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và  sự thỏa thuận này không được trái với các quy định của pháp luật. Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào của pháp luật quy định thỏa thuận việc lao động nữ cam kết không được mang thai trong quá trình làm việc là trái quy định của pháp luật. Điều này hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

2. Có được sa thải lao động nữ mang thai.

Mặc dù hiện nay chưa có quy định về việc thỏa thuận lao động nữ không được mang thai trong một khoảng thời gian làm việc nhất định giữa người sử dụng lao động với lao động nữ là trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để bảo vệ đối tượng này, pháp luật có quy định về việc không được sa thải lao động nữ đang mang thai, Điều 155 Bộ luật lao động quy định:
     Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
     Như vậy, theo quy đinh của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động và lao động nữ có thể thỏa thuận về điều khoản không mang thai trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu trong thời gian thỏa thuận mà người lao động có thai thì doanh nghiệp cũng không thể sa thải người lao động vì lý do này. Khi ấy, thỏa thuận trước đó sẽ không còn hiệu lực, không được coi là căn cứ để người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng hay sa thải đối với người lao động. Trong trường hợp của bạn, dù trước đó bạn và công ty A đã có ký thỏa thuận về việc bạn không được mang thai trong thời gian hai năm đầu làm việc thì hiện nay nếu công ty biết về việc bạn đang mang thai cũng không thể sa thải bạn vì lý do này.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thải lao động nữ mang thai.

     Để bảo vệ tối đa quyền lợi cho lao động nữ, pháp luật quy định doanh nghiệp không được áp dụng hình thức sa thải đối với lao động nữ mang thai. Nếu doanh nghiệp sa thải lao động nữ mang thai mà không có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, Ngoài ra, Khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động cũng quy định người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, nếu doanh nghiệp tiến hành sa thải lao động nữ mang thai thì sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 42 Bộ luật lao động 2012, cụ thể: 

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, bao gồm:
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường như trên, người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường theo quy định và khoản trợ cấp thất nghiệp, hai bên thoả thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
     Tóm lại, đối với trường hợp của bạn, công ty A sẽ không được lấy lý do mang thai để tiến hành sa thải bạn ra khỏi công ty. Nếu công ty A  áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với bạn thì công ty sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như trên.
     Kết luận: Từ các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về sa thải lao động nữ mang thai như trên. Bạn có thể căn cứ vào các quy định này để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, có nhiều thông tin mà Luật sư có thể chưa nắm rõ, bạn có thể sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi để có thể được tư vấn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: sa thải lao động nữ mang thai

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về lao động nữ mang thai mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về lao động nữ mang thai. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com
Bài viết tham khảo khác:

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178