• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người lao động có thể soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương và gửi trực tiếp đến công ty hoặc Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH.

  • Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương
  • soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương
  • Dịch vụ luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi Luật sư một vấn đề như sau: Tôi đang muốn khiếu nại công ty do công ty nợ lương quá lâu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi cách soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương là như thế nào. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Quy định về tiền lương đối với người lao động

     Trong quan hệ lao động, những tranh chấp hay mâu thuẫn liên quan đến tiền lương khá phổ biến, bởi tiền lương là phương tiện giúp người lao động duy trì và ổn định cuộc sống. Những tranh chấp về tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cả hai bên là người lao động và người sử dụng lao động, một trong những tranh chấp phổ biến về vấn đề này đó là việc người lao động không được trả lương hoặc trả lương muộn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề thắc mắc xung quanh tiền lương, đồng thời hướng dẫn người lao động soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả lương.

1.1. Tiền lương

     Tiền lương ra đời vô cùng sớm, có nhiều thuyết và suy luận cho rằng tiền lương thậm chí ra đời từ thời kì La Mã trung cổ, nó gắn chặt với sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của con người.Có nhiều định nghĩa khác nhau về tiền lương trên thực tế và mỗi nước lại có những định đoạt và quy luật riêng.

     Tại Việt Nam, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau về tiền lương:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

     Ngoài khái niệm liên quan đến tiền lương, trong pháp luật lao động còn đề cập đến một vài khái niệm khác như mức lương theo công việc, mức lương tối thiểu, mức lương tối thiểu vùng. Trong đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

     Ở Việt Nam, tiền lương không hoàn toàn là sự thỏa thuận tự do giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế của kinh tế thị trường mà còn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của pháp luật, điều này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động.

1.2. Thời hạn trả lương

     Công ty và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về mức lương, hình thức và thời hạn trả lương song phải tuân thủ các nguyên tắc chung được đưa ra trong Bộ luật Lao động 2019, Điều 96 có quy định như sau:

Điều 96. Hình thức trả lương

1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

     Như vậy theo quy định trên thì hai bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời điểm trả lương và hình thức trả lương trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đúng theo những cam kết đó.

     Ngoài ra theo Điều 97 Bộ luật Lao động, cho dù trong trường hợp vì lý do bất khả kháng và không thể khắc phục, công ty có thể chậm trả lương thì cũng không được quá 30 ngày và nếu chậm trả trên 15 ngày thì phải có nghĩa vụ đền bù cho người lao động.

     Dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp, trong trường hợp này công ty của bạn đã chậm trả lương cho nhân viên 03 tháng, vượt quá mức mà pháp luật cho phép, do đó công ty bạn đã vi phạm quy định của pháp luật.  Khi nào nên soạn thảo đơn khiếu nại công ty khi không trả tiền lương

1.3. Phải làm gì khi người sử dụng lao động không trả lương

     Có nhiều cách thức để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi công ty không trả lương như thực hiện thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.

          - Khiếu nại: Về thủ tục khiếu nại, đây là một trong những hình thức đầu tiên và phổ biến nhất mà người lao động có thể áp dụng khi công ty trả lương không đúng hợp đồng. Nếu lựa chọn hình thức này để giải quyết tranh chấp, người lao động sẽ phải tiến hàng thông qua hai thủ tục là khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động và khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

         - Khởi kiện: Đây là hình thức mà người lao động lựa chọn khi không thể giải quyết thông qua quá trình hòa giải, thương lượng hay khiếu nại. Khi đó, người lao động có thể chuẩn bị mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương và hồ sơ khởi kiện để gửi đến Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở để yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thủ tục khiếu nại khi công ty trả lương không đúng hợp đồng

     Như đã nói ở trên, khi thực hiện thủ tục khiếu nại để giải quyết tranh chấp liên quan đến tiền lương, người lao động phải thực hiện hai thủ tục là khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai.  soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

2.1. Thủ tục khiếu nại lần đầu

     Khiếu nại lần đầu là việc người lao động trực tiếp gửi đơn khiếu nại đến chính người sử dụng lao động của mình để yêu cầu giải quyết. Công ty sẽ có nghĩa vụ thụ lý và giải quyết khiếu nại, đồng thời gửi văn bản thông báo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết khiếu nại.

     Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, trong một vài trường hợp đặc biệt, tùy vào tính chất phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 45 ngày.

2.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

     Người lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục khiếu nại lần đầu trước khi tiến hành khiếu nại lần sau. Trong trường hợp không đồng tình với quyết định giải quyết khiếu nại của người sử dụng lao động hoặc quá thời hạn quy định mà công ty vẫn không giải quyết thì khi đó người lao động mới được phép tiến hành khiếu nại lần hai.

     Người lao động sẽ gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi tiếp nhận đơn từ phía người lao động, Chánh Thanh tra có trách nhiệm thụ lý và giải quyết khiếu nại.

     Thời hạn để giải quyết khiếu nại lần hai là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, những trường hợp có tính chất phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày. 

     Ngoại trừ những trường hợp vì điều kiện địa lý, ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết thông thường là 60 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì không quá 90 ngày. soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương  

3. Mẫu đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

     Công ty Luật Toàn Quốc cung cấp cho khách hàng mẫu đơn khiếu nại về tiền lương đơn giản, dễ thực hiện:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————

…….., ngày ..... tháng …. năm......

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: ……………………………….(1)

Họ và tên: ............................................................... (2); Mã số hồ sơ ………………….(3)

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Khiếu nại ...................................................................................................................... (4)

Nội dung khiếu nại ....................................................................................................... (5)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có).

 

  Người khiếu nại
(ký và ghi rõ họ tên)

     Để xem bản đầy đủ của mẫu đơn khiếu nại khi công ty không trả lương, vui lòng tải ở đường link dưới đây:

====>>>>>> Mẫu đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

     Một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng để thực hiện thủ tục khiếu nại đó là đơn khiếu nại. Thế nhưng rất nhiều người lao động không biết chuẩn bị mẫu đơn này ra sao, lúng túng không biết mẫu đơn khiếu nại viết tay hay đánh máy, viết nội dung gì cho phù hợp. Trong phần dưới đây, Luật Toàn Quốc sẽ hướng dẫn khách hàng soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả lương.

     Thứ nhất về tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

          – Đối với khiếu nại lần đầu thì người có thẩm quyền giải quyết là người sử dụng lao động

         – Đối với khiếu nại lần hai thì Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

     Thứ hai, khi điền thông tin họ tên của người khiếu nại cần phân biệt rõ:

          – Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.

          – Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo uỷ quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

     Thứ ba, ghi rõ việc khiếu nại này là khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính gì, của ai?

          Trong trường hợp này có thể ghi như sau: khiếu nại lần đầu về việc công ty TNHH A không trả lương cho nhân viên.

     Thứ tư, đối với phần nội dung khiếu nại, người lao động nên ghi:

          – Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại;

          – Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có).

     Trong phần này cần ghi rõ yêu cầu của bản thân, như công ty phải nhanh chóng hoàn trả tiền lương các tháng còn thiếu cho người lao động, đồng thời yêu cầu phía công ty đền bù theo lãi suất và quy định của pháp luật

5. Dịch vụ của công ty Luật Toàn Quc về soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

* Những khó khăn mà người lao động có thể gặp phải:

     Thủ tục khiếu nại về lao động phải trải qua hai bước là khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai nên người lao động có thể gặp phải không ít khó khăn như:

  • Không nắm rõ quy trình khiếu nại
  • Không xác định được nơi nộp đơn khiếu nại
  • Lúng túng trong quá trình soạn thảo đơn khiếu nại, không biết nên đưa nội dung nào vào trong đơn
  • Chưa hiểu rõ về cách thu thập tài liệu, chứng cứ
  • Chưa hiểu rõ về quyền lợi của mình và chưa biết phải đưa ra yêu cầu gì trong đơn khiếu nại

* Dịch vụ tư vấn đề soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

     Hiểu rõ về những khó khăn mà người lao động gặp phải, công ty Luật Toàn Quốc cung cấp các dịch vụ như:

  • Tư vấn về quyền lợi của người lao động
  • Giúp người lao động xác định được nơi nộp đơn khiếu nại
  • Tư vấn cho người lao động về các nội dung sẽ có trong đơn khiếu nại
  • Tư vấn cho người lao động về trình tự, thủ tục khiếu nại
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương cho người lao động

* Cách thức liên hệ với công ty Luật Toàn Quốc

     Để có thể sử dụng dịch vụ soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương của công ty Luật Toàn Quốc, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các cách thức như 

  • Liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 19006500
  • Liên hệ và gửi câu hỏi tới email: lienhe@luattoanquoc.com
  • Đến trực tiếp trụ sở công ty ở địa chỉ: 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

5. Tình huống tham khảo về soạn thảo đơn khiếu nại khi công ty không trả tiền lương

     Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi về quy trình giải quyết khiếu nại trong doanh nghiệp là như thế nào kể từ khi công ty tiếp nhận đơn khiếu nại của người lao động? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn Luật sư.

     Quy trình giải quyết khiếu nại trong doanh nghiệp hiện nay được quy định trong Nghị định 24/2018/NĐ-CP, cụ thể sau khi tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại của người lao động, công ty phải tiến hành quy trình giải quyết như sau:

  • Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại
  • Tổ chức đối thoại lần đầu
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

6. Câu hỏi thường gặp về soạn thảo đơn khiếu nại do doanh nghiệp không trả lương

Câu hỏi 1: Khi công ty chậm trả lương có được đền bù không?

     Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương đúng thời hạn cho người lao động. Trong một vài trường hợp, vì những lí do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Câu hỏi 2: Hồ sơ khiếu nại lần hai bao gồm những giấy tờ gì?

     Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì hồ sơ khiếu nại lần hai bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
  • Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;
  • Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
  • Kết quả giám định (nếu có);
  • Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
  • Quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Tài liệu khác có liên quan.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178