• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khách hàng có thể liên hệ Luật Toàn Quốc để sử dụng dịch vụ xây dựng thang lương bảng lương theo quy định pháp luật

  • Dịch vụ xây dựng thang lương, bảng lương
  • Dịch vụ xây dựng thang lương bảng lương
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Dịch vụ xây dựng thang lương bảng lương

1. Thang lương, bảng lương là gì?

      Thang bảng lương là thuật ngữ thường được nhắc đến trong doanh nghiệp. Nhưng ít ai phân biệt được giữa bảng lương và thang lương để có thể áp dụng đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc xây dựng thang lương bảng lương.

     Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…trong một thời gian nhất định.

     Thang lương là hệ thống các nhóm lương, bậc lương được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch.

2. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

     Người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương để làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  • Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
  • Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

      Về cơ bản nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương đã có nhiều sự thay đổi so với quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Đặc biệt Bộ luật lao động 2019 đã bãi bỏ quy định về khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề là 5%, doanh nghiệp sẽ xây dựng thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Ngoài ra, theo quy định mới, người sử dụng lao động không phải gửi thang lương, bảng lương cho Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở nữa.

3. Đăng ký thang lương, bảng lương

     Theo quy định cũ tại Bộ luật lao động 2012 thì khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Cụ thể các

     Tuy nhiên theo quy đinh  mới tại Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 Doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện nhưng không bắt buộc gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp quận huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

     Theo đó, hiện nay người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương không phải làm thủ tục đăng ký đến bất kỳ cơ quan nào.

4. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng thang lương, bảng lương

     Sở dĩ pháp luật quy định người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương là vì:

  • Xây dựng thang bảng lương thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên theo đúng năng lực, doanh nghiệp thuận lợi trong việc thương lượng trả lương cho nhân viên. Vì mức lương cho từng cá nhân sẽ chỉ dao động quanh định mức đã đề ra trước đó.
  • Xây dựng Thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý, hạn chế được nhiều trường hợp nhân viên xảy ra mâu thuẫn do chênh lệch mức lương.
  • Thang bảng lương sẽ tạo ra động lực cho nhân viên cống hiến để đạt được thành quả – mức lương tốt hơn.

5. Hồ sơ xây dựng thang lương, bảng lương

     Người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương cần có hồ sơ như sau:

  • Hệ thống thang lương, bảng lương;
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương;
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp;
  • Văn bản tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ.
Dịch vụ xây dựng thang lương bảng lương

6. Dịch vụ xây dựng thang lương bảng lương

     Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, chúng tôi có thể nắm bắt được những vướng mắc mà khách hàng thường xuyên gặp phải khi xây dựng thang lương, bảng lương. Để giải quyết toàn bộ những khó khăn đó, Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ xây dựng thang lương, bảng lương như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xây dựng thang lương, bảng lương;
  • Xây dựng thang lương bảng, bảng lương đúng quy định pháp luật dựa trên các yêu cầu của khách hàng;
  • Hướng dẫn cụ thể mức lương thấp nhất trong hệ thống bảng lương;
  • Tư vấn các bước người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện khi xây dựng thang bảng lương;
  • Tư vấn về các khoản phụ cấp, thưởng cho người sử dụng lao động khi xây dựng bảng lương.

7. Hỏi đáp về xây dựng thang lương bảng lương

Câu hỏi 1: Chi phí dịch vụ xây dựng thang lương, bảng lương là bao nhiêu?

     Thang lương, bảng lương là hai hệ thống văn bản khác nhau. Ngoài ra, mỗi đơn vị sử dụng lao động sẽ có yêu cầu khác nhau trong việc xây dựng thang lương, bảng lương. Vì vậy chi phí cung cấp dịch vụ xây dựng thang lương bảng lương sẽ có sự thay đổi. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xây dựng thang lương, bảng lương có thể liên hệ cho Luật sư công ty Luật Toàn Quốc để được báo giá chi tiết.

Câu hỏi 2: Mức lương thấp nhất khi xây dựng thang lương là bao nhiêu?

     Hiện nay pháp luật không có quy định mức lương thấp nhất khi xây dựng thang lương. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 điều 90 Bộ luật lao động thì mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP mức lương tối thiểu như sau:

     Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

 

Câu hỏi 3: Người sử dụng lao động không xây dựng thang lương, bảng lương có bị xử phạt không?

     Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 17 Nghị định 12/2022, trường hợp người sử dụng lao động không xây dựng thang lương, bảng lương sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về xây dựng thang lương, bảng lương

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. 

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178