• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động là phương tiện thể hiện yêu cầu của người lao động, giúp Tòa án tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của họ.

  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động theo quy định pháp luật mới nhất
  • mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động
  • Tư vấn luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Tôi đi làm ở công ty được ba năm và chuẩn bị nghỉ việc, do phát sinh mâu thuẫn về hợp đồng lao động nên tôi muốn khởi kiện công ty. Tuy nhiên hiện nay tôi vẫn lúng túng không biết mẫu đơn khởi kiện như thế nào cho đúng. Rất mong Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Tranh chấp lao động là gì

     Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 đưa ra định nghĩa như sau, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 

     Bản chất của tranh chấp lao động là sự mâu thuẫn lợi ích trong quan hệ lao động, các loại tranh chấp lao động hiện nay bao gồm:

     Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

     Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

     Tùy vào từng loại tranh chấp mà phương pháp giải quyết cũng sẽ khác nhau, một số cách thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp lao động có thể kể đến như: thương lương, hòa giải cơ sở, giải quyết thông qua Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động và khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

     Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân không phải lúc nào cũng có thể thực hiện thông qua phương thức thương lượng hay hòa giải, khi không thể tìm được tiếng nói chung các bên thường có xu hướng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Khi yêu cầu Tòa án giải quyết, các bên cần chuẩn hồ sơ khởi kiện, trong đó không thể thiếu mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

2. Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng lao động

     Để Tòa án có thể tiếp cận và giải quyết vụ án thì cần phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, sau đó Tòa án sẽ tiếp nhận và thụ lý. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các giấy tờ cần phải chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện 
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu gia đình (sao y bản chính)
  • Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động: hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
  • Biên bản hòa giải không thành của hội đồng hòa giải lao động
  • Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì nộp các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý như giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư…
  • Bản kê nộp tài liệu..

     Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì người khởi kiện sẽ nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở. Hình ảnh mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

3. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

     Đơn khởi kiện là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng, là phương tiện giúp cho Tòa án tiếp nhận và hiểu được mong muốn của người khởi kiện.

3.1. Nội dung cơ bản của đơn khởi kiện

     Nội dung đơn khởi kiện sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể, tuy nhiên cần đáp ứng các nội dung cơ bản và cụ thể theo quy định trong tố tụng dân sự. Theo quy định của Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động cơ bản bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  •  Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Hình ảnh minh họa mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

3.2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

     Luật Toàn Quốc giới thiệu đến khách hàng mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động cơ bản:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỘNG

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)(1)....................................................................

Họ và tên người khởi kiện(2)........................................................................................

(Nếu người khởi kiện là cá nhân thi ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thi ghi rõ tên cơ quan, tổ chức - người đại diện hợp pháp).

Địa chỉ:...................................................................................................................................

Họ và tên người bị kiện(3)...................................................................................................

(Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức-người đại diện hợp pháp).

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Họ và tên người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:...................................................

Địa chỉ:............................................................................................................................

Khởi kiện về việc (4).........................................................................................................

- Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau với người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nêu cụ thể nội dung)

Họ và tên người làm chứng:........................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm (5):

(Ghi rõ và đánh số thứ tự)

  ..............., ngày......tháng......năm ......
  NGƯỜI KHỞI KIỆN(Ký và ghi rõ họ tên)  

(Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu)      Người đọc có thể tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động tại đây      ==>>> mau-don-khoi-kien-tranh-chap-lao-dong

4. Hướng dẫn cách viết nội dung mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động

      Mỗi một vụ việc đều có các tình tiết và sự việc khác nhau nhưng để việc truyền đạt thông tin ngắn gọn, súc tích mà vẫn đạt được hiệu quả tối đa thì người khởi kiện cần chú ý các vấn đề sau:

     (1) Ghi rõ tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

     (2) Ghi rõ họ, tên và năm sinh của người khởi kiện; ghi thông tin về cá nhân như số chứng minh nhân dân, hộ chiếu...

     (3) Ghi rõ thông tin của người bị khởi kiện, nếu là công ty hoặc tổ chức thì ghi rõ tên người đại diện, trụ sở, số điện thoại và số fax.

    (4) Ghi rõ nội dung khởi kiện.

     (5) Các giấy tờ tài liệu kèm theo có thể gồm:

     - Các giấy tờ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, tùy vào từng nội dung vụ việc mà các giấy tờ này cũng sẽ khác nhau.

     - Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động…

5. Tại sao cần luật sư tư vấn khi muốn giải quyết tranh chấp tại Tòa án

     Quan hệ lao động là một quan hệ phức tạp, cho dù pháp luật luôn cố gắng điều hòa mối quan hệ này song người lao động luôn ở vị trí yếu thế hơn. Khi có tranh chấp xảy ra thì người lao động thường gặp phải rất nhiều bất lợi nên luôn cần có một người đồng hành để tư vấn và hỗ trợ giải quyết. 

    Khi giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa, việc có luật sư tham gia hỗ trợ sẽ đem đến nhiều lợi thế cho người lao động như:

     Thứ nhất, Luật sư sẽ cùng với khách hàng nghiên cứu hồ sơ và tình tiết vụ việc, để từ đó đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Do kiến thức pháp luật không đầy đủ nên nếu khách hàng tự mình tham gia giải quyết sẽ không thể nào nắm bắt được tất cả các tình huống có thể xảy ra, dẫn đến nhiều trường hợp thiệt hại về quyền lợi.

     Thứ hai, Luật sư sẽ là người tư vấn cách thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết cho vụ án, điều này sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động một cách tối đa. Các nỗi lo về hồ sơ, thủ tục hành chính hay tranh tụng không còn là vấn đề mà sẽ được giải quyết nhanh chóng.

     Thứ ba, chính vì có Luật sư tham gia tư vấn và hỗ trợ nên người lao động có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà việc giải quyết vụ việc luôn đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Dịch vụ Luật Toàn Quốc cung cấp

     Hiểu rõ được khó khăn và mong muốn của khách hàng, Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ về khởi kiện tranh chấp lao động trên phạm vi như sau:

  • Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện đúng, đủ;
  • Xác định đúng thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp cho khách hàng;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan vụ án để nộp kèm đơn khởi kiện;
  • Tư vấn hồ sơ, trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng; 
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

          - Tư vấn qua Tổng đài pháp luật 19006500: Luật Toàn Quốc hỗ trợ tư vấn miễn phí cho khách hàng thông qua tổng đài điện thoại về tranh chấp lao động như hồ sơ, thủ tục và vụ việc. Với hình thức này thì khách hàng không cần đến văn phòng, chỉ với một cuộc gọi là các vấn đề của bạn sẽ được tư vấn và giải quyết chi tiết, tận tình và hiệu quả.

          - Tư vấn qua hòm thư điện tử lienhe@luattoanquoc.com: Bên cạnh hình thức tư vấn qua Tổng đài thì tư vấn qua email cũng là một trong những cách thức mà nhiều khách hàng lựa chọn. Bạn có thể gửi câu hỏi và thắc mắc về tranh chấp lao động cho Luật Toàn Quốc, chúng tôi sẽ biên tập và trả lời lại cho bạn.

          - Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 

           Lợi thế của hai hình thức tư vấn trên là giúp khách hàng không phải đến trực tiếp văn phòng, vì vậy mà phạm vi hỗ trợ của Luật Toàn Quốc cũng sẽ rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên đối với tranh chấp lao động phức tạp thì việc tư vấn qua tổng đài hay email nhiều khi không diễn tả hết được vấn đề.

          Do đó, quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức thứ ba là tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Công ty Luật Toàn Quốc có trụ sở đặt tại 463 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Khi đi quý khách có thể mang theo hồ sơ và giấy tờ để tiện trao đổi và giải quyết vấn đề.

7. Tình huống tham khảo

     Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi là trước khi khởi kiện tranh chấp lao động có bắt buộc thực hiện việc hòa giải hay không?

Trả lời:

     Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mà pháp luật khuyến khích khi các bên có tranh chấp lao động trước khi tiến hành khởi kiện. Tuy nhiên không phải trường hợp nào các bên cũng phải thực hiện việc hòa giải một cách bắt buộc. 

     Theo quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019 thì các tranh chấp có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần thông qua hòa giải bao gồm các tranh chấp:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi 1: Mẫu đơn khởi kiện về hợp đồng lao động nộp ở đâu?

     Quy định về nộp đơn khởi kiện được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trước tiên theo nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Điều 35 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về hợp đồng lao động sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện. Ngoài ra thì khi xác định về thẩm quyền của Tòa án không thể không nhắc đến thẩm quyền theo lãnh thổ, được quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

     Như vậy trong trường hợp này bạn có thể gửi mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

Câu hỏi 2: Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tranh chấp lao động

     Theo quy định tại Điều 182 BLLĐ 2019 thì khi có tranh chấp lao động, các bên có quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền của các bên khi tranh chấp:

  • Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
  • Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

Nghĩa vụ của các bên khi tranh chấp

  • Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
  • Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178