• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ năm 2021 là mối quan tâm hàng đầu cho NLĐ, nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương có bổ sung các trường hợp nghỉ.

  • Quy định về trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
  • nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 NGHỈ VIỆC RIÊNG HƯỞNG NGUYÊN LƯƠNG

Câu hỏi của bạn:

      Chào Luật sư, tôi được biết Bộ luật lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trong quá trình đi làm người lao động thường có nhu cầu nghỉ việc vì chuyện riêng, vậy Luật sư cho tôi hỏi từ năm 2021 thì Bộ luật lao động mới quy định như thế nào về trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương, có điểm nào khác với trước đây không?

Cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như sau: 1. Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương là gì?

     Quan hệ lao động là quan hệ phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động, quan hệ lao động hình thành giữa người lao động làm công và người sử dụng lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động. Tuy nhiên trong quá trình thực hiên hợp đồng vì nhiều lý do khác nhau như ma chay, cưới hỏi … mà người lao động không thể đi làm đầy đủ số ngày công theo thỏa thuận. Có những trường hợp người lao động xin nghỉ việc vì lý do cá nhân, ngày nghỉ việc riêng là ngày nghỉ không thuộc các trường hợp nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm, nghỉ hàng tuần.

     Có thể hiểu người lao động nghỉ việc riêng là trường hợp người lao động xin nghỉ việc vì lý do cá nhân như kết hôn, người thân mất,... nhưng vẫn được hưởng nguyên lương những ngày nghỉ việc riêng theo quy định. 2. Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương theo Bộ luật lao động 2019.

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định tại Điều 115 thì người lao động có 14 trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và thời gian nghỉ như sau:

     1. Người lao động kết hôn: nghỉ 03 ngày

      2. Con đẻ kết hôn: nghỉ 01 ngày

      3. Con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày

      4. Cha đẻ chết: nghỉ 03 ngày

      5. Mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày

      6. Cha nuôi chết: nghỉ 03 ngày

     7. Mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày

     8. Cha đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày

     9. Mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày

     10. Cha nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày

     11. Mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; nghỉ 03 ngày

     12. Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày

     13. Con đẻ chết: nghỉ 03 ngày

     14. Con nuôi chết: nghỉ 03 ngày

     Khi nghỉ việc riêng trong các trường hợp trên đây người lao động được hưởng nguyên lương và phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động. Ngoài các trường hợp trên người lao động xin nghỉ việc riêng không được hưởng lương như ông bà, anh chị em ruột chết...hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động trường hợp nghỉ việc khác không hưởng lương. 3. Điểm khác về trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương Bộ luật lao động năm 2019 so với năm 2012.

      Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như sau:

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Bộ luật lao động năm 2012 quy định 08 trường hợp nghỉ việc không lương như sau:      1. Người lao động kết hôn: nghỉ 03 ngày      2. Con kết hôn: nghỉ 01 ngày      3. Bố đẻ chết: nghỉ 03 ngày      4. Mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày      5. Mẹ vợ hoặc mẹ chồng chết: nghỉ 03 ngày      6. Bố vợ hoặc bố chồng chết: nghỉ 03 ngày      7. Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày      8. Con chết: nghỉ 03 ngày

     Như vậy, so với Bộ luật lao động năm 2012 thì Bộ luật lao động năm 2019 vẫn giữ thời gian nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.

     Điểm mới của Bộ luật lao động 2019 so với 2012 về trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương:

  • Bộ Luật lao động 2019 quy định rõ hơn trường hợp "con đẻ", "con nuôi" kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (BLLĐ 2012 quy định "con" kết hôn thì nghỉ 01 ngày); "con đẻ", "con nuôi" chết thì được nghỉ 03 ngày (BLLĐ 2012 quy định "con" chết thì nghỉ 03 ngày). Theo quy định hiện nay, con nuôi hợp pháp có quyền và nghĩa vụ tương đương với con đẻ. Do đó, việc bổ sung các trường hợp này là thực sự cần thiết.
  • Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì người lao động được nghỉ 03 ngày. 
  • Điều 115 BLLĐ 2019 quy định người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động, trong khi BLLĐ 2012 không quy định điều này.
4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.

     Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.

      Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng theo Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Nghị  định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Kết luận: Như vậy, Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2019 quy định bổ sung thêm trường hợp người lao động nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương, đặc biệt quy định rõ về trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi. Người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương trong các trường hợp nhất định về kết hôn, ma chay, thời gian nghỉ hưởng nguyên lương vẫn từ 01 ngày đến 03 ngày. Người lao động có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động về trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương của mình. 


Câu hỏi tham khảo:

      Chào Luật sư, Luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp nghỉ việc từ năm 2012 nhưng không hưởng lương, thì người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày, người sử dụng lao động có được quyền không cho người lao động nghỉ việc không?

Cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

      Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 115 BLLĐ 2019 quy định như sau về trường hợp nghỉ việc không hưởng nguyên lương:

Điều 115: Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

[...]

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Thời gian nghỉ không hưởng lương:

     Theo quy định người lao động được nghỉ 01 ngày không hưởng lương và phải thông báo với sử dụng lao động. Các trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, cha hoặc mẹ kết hôn; anh chị em ruột kết hôn. 

     Theo Khoản 3 Diều 115 quy định người lao động có thể thỏa thuận với người lao động để nghỉ không hưởng lương. Như vậy ngoài thời gian nghỉ 01 ngày không hưởng lương theo quy định người lao động có thể thỏa thuận và được sự đồng ý của người lao động về thời gian nghỉ và trường hợp nghỉ không hưởng lương khác. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.

Người sử dụng lao động có được quyền từ chối người lao động nghỉ không lương:

     Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định; thì người sử dụng lao động phải đồng ý tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc. Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

     Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

     Như vậy, số ngày nghỉ không lương là 01 ngày, nhưng không quy định tối đa đối với trường hợp thỏa thuận ngày nghỉ không lương với người lao động. Người sử dụng lao động chỉ quyền từ chối không cho người lao động nghỉ đối với trường hợp hai bên thỏa thuận.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com
Bài viết tham khảo khác:

 Luật Toàn Quốc, xin cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178