• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hiện nay bên cạnh bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người dân còn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mỗi loại bảo hiểm lại có những đặc điểm khác nhau.

  • Có bao nhiêu cách tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay
  • Tham gia bảo hiểm xã hội
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Câu hỏi của bạn về tham gia bảo hiểm xã hội: 

     Chào Luật sư, hiện nay tôi có một thắc mắc cần được giải đáp như sau: Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội cho bản thân tôi, để phục vụ chữa bệnh và cuộc sống sau này về già của mình được thoải mái và không phụ thuộc vào ai cả. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi về những vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Tôi xin cảm ơn.  

Câu trả lời của Luật sư về tham gia bảo hiểm xã hội:

Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn đã tin tưởng và gửi yêu cầu về tham gia bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

1. Cơ sở pháp lý về tham gia bảo hiểm xã hội 

2. Nội dung tư vấn về tham gia bảo hiểm xã hội 

     Hiện nay theo quy định của pháp luật có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mỗi một hình thức lại có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.

     Do những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi không đầy đủ nên chúng tôi rất khó để xác định bạn thuộc trường hợp nào. Bởi vậy mà chúng tôi xin giải đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

     Bảo hiểm xã hội bắt buộc là là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật. 

2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

      Như đã nói ở trên thì theo quy định hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Điều này đã được quy định cụ thể tại khoản 1 và 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

     Như vậy trước tiên bạn cần xác định mình có thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không, nếu nằm trong nhóm người lao động hoặc người sử dụng lao động đã được nêu trên thì bạn mặc nhiên tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó bạn sẽ được hưởng những chế độ theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

     Hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phụ thuộc vào việc bạn là đối tượng nào. 

    Mức đóng BHXH bắt buộc: bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, cụ thể: Tổng mức đóng BHXH bắt buộc (cả 5 chế độ) hiện nay là 26% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, trong đó:

          - Người lao động đóng bằng 8%;

          - Người sử dụng lao động đóng bằng 18%:

  • 3% đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, do người sử dụng lao động đóng toàn bộ;
  • 1% đóng vào quỹ tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, do người sử dụng lao động đóng;
  • 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất, do người lao động đóng bằng 8%, người sử dụng lao động đóng bằng 14%.

     Mức đóng BH thất nghiệp: bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH thất nghiệp: Mức đóng của người lao động 1%, người sử dụng lao động bằng 1%; ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ BHTN tối đa bằng 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BH thất nghiệp.

     Mức đóng BHYT: bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHYT, hiện nay tỷ lệ chung là 6%.

2.1.3. Các chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

     Hiện nay, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì theo quy định tại Chương III của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bạn sẽ được hưởng các chế độ sau: Chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

     * Chế độ ốm đau:

          Trong trường hợp người lao động (sau đây gọi tắt là “NLĐ”) là đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc phải nghỉ việc do bị ốm, bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

          Quyền lợi chi tiết của chế độ này bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Toàn Quốc:

Mức hưởng chế độ ốm đau 2020 mới nhất

      * Chế độ thai sản:

          Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ hưởng chế độ thai sản nếu đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

          Ngoài ra, lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. 

          Để rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Toàn Quốc:

Cách tính chế độ thai sản khi sinh con

     * Chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

          Trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động mà NLĐ bị tai nạn lao động dẫn đến bị thương, tử vong hoặc NLĐ bị bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động có hại của nghề nghiêp tác động thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, NLĐ sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động hoặc chế độ bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện. 

            Để rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết dưới đây của Công ty chúng tôi:

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động 2018 mới nhất theo quy định

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định

     * Chế độ hưu trí

          Khi NLĐ đủ điều kiện nghỉ lương hưu, tức là đáp ứng điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

          Mức hưởng của chế độ này hiện nay được tính dựa vào mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm và thời gian đóng. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Toàn Quốc:

Quy định về chế độ hưu trí năm 2018 như thế nào ?

     * Chế độ tử tuất: 

         Trong trường hợp NLĐ đang tham gia BHXH, đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, v.v mà bị chết thì những thân nhân của đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được hưởng chế độ tử tuất.

Chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động

     * Hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế

          Người lao động tham gia Bảo hiểm Y tế (sau đây gọi là “BHYT”) được quỹ BHYT chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con theo mức cụ thể.

           Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây của Công ty Luật Toàn Quốc:

Quy định đóng bảo hiểm y tế hiện nay

     Như vậy, nếu như bạn là người lao động hoặc người sử dụng lao động thuộc trường hợp mà chúng tôi đã chỉ ra ở trên thì sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Khi đó bạn sẽ được hưởng các quyền lợi theo từng chế độ khác nhau.  [caption id="attachment_201037" align="aligncenter" width="500"] Tham gia bảo hiểm xã hội[/caption] 2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện 

     Hiện nay bên cạnh bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động và người sử dụng lao động thì còn một loại bảo hiểm khác dành cho các đối tượng khác, đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình. 

     Để bạn có cái nhìn toàn diện nhất, chúng tôi xin phép đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 

     Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì hiện nay đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

     Như vậy, nếu bạn không phải đối tượng của bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

2.2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 

     Khác với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể tự quyết định mức đóng bảo hiểm cho mình theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hộibao g

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

     Như vậy, nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng sẽ được tính bằng tỷ lệ % mức thu nhập do bạn lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện.

2.2.2. Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

     Nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì theo quy định tại Chương IV của Luật Bảo hiểm xã hội thì bạn chỉ được hưởng hai chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. 

      * Chế độ hưu trí

          Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ hưu trí. 

         Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Toàn Quốc:

Chế độ hưu trí đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

     * Chế độ tử tuất

          Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm từ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu mà chết thì sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng. Ngoài ra người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

           Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Toàn Quốc

Quy định về chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

     KẾT LUẬN: Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì trước tiên cần xác định bạn có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không. Nếu bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ đóng và tham gia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên nếu bạn hiện nay không thuộc đối tượng của bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi đó mức đóng và phương thức đóng sẽ dựa trên thu nhập mà bạn lựa chọn. 

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tham gia bảo hiểm xã hộiquý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178