• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chồng có trách nhiệm trả nợ khi vợ vay không? Tôi có vay nợ ngân hàng mà không có khả năng trả nợ, tôi là người ký tên trong hồ sơ vay. Ngân hàng kiện ra

  • Chồng có trách nhiệm trả nợ khi vợ vay không?
  • trách nhiệm trả nợ
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHỒNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRẢ NỢ KHI VỢ VAY KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Tôi có vay nợ ngân hàng mà không có khả năng trả nợ, tôi là người ký tên trong hồ sơ vay. Ngân hàng kiện ra tòa, tòa ra quyết định là chồng tôi phải có trách nhiệm trả nợ cho tôi và thi hành án ra quyết định thu sổ hưu của chồng tôi để trả nợ cho tôi. Như vậy chồng tôi có trách nhiệm trả nợ cho tôi không thưa Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Trách nhiệm trả nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

     Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, theo đó vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

     “1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;      2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;      3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;      4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;      5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;      6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

     Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng được phát sinh từ các vấn đề như: giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình… [caption id="attachment_43431" align="aligncenter" width="401"]trách nhiệm trả nợ Trách nhiệm trả nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân[/caption]

     Đối với việc vay tiền ngân hàng để xem xét trách nhiệm trả nợ thuộc về ai thì cần phải xác định các vấn đề như: khi bạn vay tiền hai vợ chồng có thỏa thuận với nhau không, chồng bạn có biết về việc vay tiền này không và quan trọng là mục đích sử dụng của khoản tiền này là gì? Với những giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập hoặc nghĩa vụ hình thành do đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đây được coi là nghĩa vụ chung của vợ chồng và 2 người cùng có trách nhiệm thực hiện.

  1. Chồng có trách nhiệm trả nợ khi vợ vay không?

     Khi vay tiền mặc dù chỉ có mình bạn ký tên nhưng nếu sử dụng vào mục đích chung cho đời sống vợ chồng thì vẫn coi là khoản nợ chung. Vì bạn không có khả năng trả nợ nên ngân hàng đã kiện ra Tòa án, Tòa án ra quyết định là chồng bạn có trách nhiệm trả nợ cho bạn, cơ quan thi hành án cũng đã ra quyết định thu sổ hưu của chồng bạn để trả nợ thì tức là bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bản án sẽ được thi hành theo nội dung ghi nhận. Nếu trong bản án ghi nhận đây là khoản nợ chung của vợ chồng và chồng bạn có nghĩa vụ trả nợ thì đối với khoản vay do bạn ký tên này chồng bạn sẽ có nghĩa vụ trả.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Hướng dẫn giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

     - Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì theo quy định của pháp luật?

    Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm trả nợ quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
      

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178