Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật như thế nào?
17:02 22/05/2018
Pháp luật cấm việc chung sống như vợ chồng trong một số trường hợp. Luật Toàn Quốc chia sẻ cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành bạn đọc không nên bỏ qua
- Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật như thế nào?
- Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH THỨC XỬ LÝ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Kiến thức của bạn:
Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức về cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng
1. Chung sống như vợ chồng
Bạn tham khảo ở bài viết sau:
2. Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng không trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý. Vì vậy, cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn như sau:
Về quan hệ nhân thân: Quyền nhân thân đối với trường hợp chung sống như vợ chồng được quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Như vậy, giữa hai người này không tồn tại quan hệ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định từ Điều 17 đến Điều 23, đối với hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận nên không được phát sinh và được pháp luật bảo vệ các quyền và nghĩa vụ nhân thân quy định tại các Điều 17 đến Điều 23.
Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn về cơ bản là không vi phạm pháp luật. Nhưng pháp luật sẽ không thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ. Bởi lẽ, họ không đi đăng ký kết hôn, tức là họ không có Giấy chứng nhận kết hôn thì Nhà nước sẽ không có cơ sở, căn cứ để công nhận quan hệ vợ chồng. Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và họ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng chứ không công nhận ly hôn giữa hai bên. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng sau đấy thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Về quan hệ tài sản: nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản thì áp dụng Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết. Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Pháp luật đề cao sự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên. Nhưng khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được và có yêu cầu thì lúc này cần phải giải quyết quan hệ tài sản này theo Bộ luật Dân sự. Hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì tức là sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng, lúc này quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản riêng của mỗi bên thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản không chứng minh được, đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người. Tài sản chung của hai người là tài sản chung theo phần, được chia căn cứ trên công sức đóng góp của mỗi bên. Khi chia luôn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và con chung; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì cuộc sống chung được coi như là lao động có thu nhập.
Về quan hệ cha, mẹ và con: nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến con chung thì áp dụng các Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết. Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.” Căn cứ theo Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy thì việc pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân của cha mẹ không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Bởi vì, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không được Nhà nước thừa nhận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Việc nuôi con sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ các quyền lợi về mọi mặt của con,con từ đủ 7 tuổi trở lên thì xét theo nguyện vọng của con, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện về việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Người không trực tiếp nuôi và sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Mức cấp dưỡng do cha mẹ thỏa thuận, hoặc do cha mẹ với con cái thỏa thuận với nhau khi con đã thành niên. Mức cấp dưỡng này căn cứ vào khả năng tài chính thực tế và nhu cầu thực tế của con để phục vụ cuộc sống. Cha mẹ là người có nghĩa vụ nuôi con có quyền yêu cầu người không nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ và yêu cầu người không nuôi con cũng như gia đình họ tôn trọng quyết định nuôi con của mình.
Theo quy định này, việc giải quyết vấn đề con chung và tài sản của hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng cũng giống như trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật. Bởi vì, xét về bản chất hai bên nam nữ trong hai trường hợp này đều không được thừa nhận là vợ chồng.
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn trước ngày 1/1/2015 thì áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng Luật này để giải quyết.
3. Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật
Về cơ bản cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật cũng gần giống với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật đã phân tích bên trên. Có một vài điểm xử lý hậu quả của trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật khác với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật như sau: về quan hệ nhân thân, Tòa án sẽ tuyên bố buộc chấm dứt hành vi chung sống trái pháp luật.
- Trách nhiệm hành chính:
Luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng đối với quan hệ nhân thân, tài sản và con cái. Tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực của việc chung sống, đặc biệt là chung sống như vợ chồng trái pháp luật, nên một số văn bản khác cũng điều chỉnh và xử lí vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi như sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, mẹ kế với con riêng của chồng, cha dượng với con riêng của vợ.
Theo Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi như sau:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Như vậy, việc chung sống như vợ chồng bất hợp pháp có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 20 triệu đồng.
- Trách nhiệm hình sự:
Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng còn có thể theo hình sự. Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó."
Theo đó, việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tối đa lên đến 03 năm tù.
Bài viết tham khảo: