Xử phạt doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản
16:07 05/06/2020
Xử phạt doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản . Mức xử phạt được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật
- Xử phạt doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản
- doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
DOANH NGHIỆP KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BẰNG VĂN BẢN
Câu hỏi của bạn về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bẳng văn bản
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi nếu doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản đối với hợp đồng có xác định thời hạn thì hiện nay có bị xử lý gì hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động như sau:
1. Cơ sở pháp lý về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản
2. Nội dung tư vấn về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản
Bạn đang muốn biết về doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động. Cụ thể, đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động
Theo quy định tại điều 16 Bộ luật lao động 2012:
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Trong trường hợp bạn và doanh nghiệp đang có quan hệ lao động, thực hiện hợp đồng có xác định nhưng doanh nghiệp không ký hợp đồng bằng văn bản. Như vậy, việc không ký hợp đồng lao động bằng văn bản là không đúng quy định của pháp luật.
2. Xử phạt khi doanh nghiệp không ký hợp đồng bằng văn bản
Theo quy định tại điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản thì tùy vào số lượng người lao động không được ký kết hợp đồng bằng văn bản thì mức xử phạt hành chính sẽ khác nhau.
KẾT LUẬN: Đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn thì doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động bằng văn bản. Nếu trường hợp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo số lượng người lao động không được ký kết hợp đồng.
Bài viết tham khảo:
- Có được chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đang nghỉ thai sản không?
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC
Câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp người lao động thử việc tại công ty nhưng gần hết thời gian thử việc công ty không thông báo kết quả thử việc thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
1. Quy định về thông báo kết quả về việc làm việc
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP"
Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc thông báo nghĩa là trái quy định của pháp luật.
2. Quy định về xử phạt không thông báo kết quả về việc làm thử
Theo quy định tại điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;
b) Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Nếu trường hợp doanh nghiệp không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bài viết tham khảo:
- Đóng BHXH trong thời gian thử việc như thế nào
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc
XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP TRẢ LƯƠNG KHÔNG ĐÚNG HẠN
Câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi nếu trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động không đúng hạn thì bị xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
1. Quy định về thời hạn trả lương của doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 95 Bộ luật lao động 2012:
Điều 95. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Theo quy định tại điều 23 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung của bộ luật lao động:
Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.
Như vậy theo quy định của pháp luật thời điểm trả lương do 2 bên thỏa thuận đối với trường hợp hưởng lương tháng. Tuy nhiên phải thỏa thuận 1 tháng trả lương một lần hoặc nửa tháng trả lương một lần.
2. Mức xử phạt nếu doanh nghiệp không trả lương đúng thời hạn
Theo quy định tại điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
b) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
c) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
d) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động; đ) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
e) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp trả lương không đúng thời hạn cho người lao động thì sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm quyền lợi để có mức xử phạt vi phạm đúng quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bằng văn bản, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hoài Thương