• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Viên chức bị tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo quy định hiện hành, viên chức bị cử biệt phái thì có còn trong biên chế không

  • Viên chức bị tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo quy định hiện hành
  • Viên chức bị tinh giản biên chế
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Viên chức bị tinh giản biên chế

Câu hỏi của bạn: 

     Tôi đang là viên chức quản lý, trưởng một phòng chuyên môn của Đài PTTH tỉnh T. Tháng 9/2017 Sở nội vụ tỉnh T có quyết định điều động tôi sang Hội nhà báo tỉnh, theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh là để làm Phó chủ tịch tạm thời Hội Nhà báo, thay thế đồng chí khác, trong khi chờ đợi Hội nghị giữa nhiêm kỳ vào tháng 9/2018. Đầu tháng 10/2017 tôi được bổ nhiệm làm chánh văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Sở tài chính Tỉnh đã cấp bổ sung kinh phí cho Hội để trả lương tháng 10, 11, 12/2017. Đầu năm 2018 Sở tài chính không còn cấp kinh phí trả lương cho tôi với lý do Sở nội vụ thông báo Hội nhà báo không có biên chế, Hội nhà báo có công văn gửi Sở nội vụ. Sở nội vụ trả lời đề nghị Sở tài chính cấp kinh phí để trả lương và tôi phải ký hơp đồng với Hội nhà báo theo đúng quy định pháp luật.

     Sau khi tốt nghiệp ĐHSP H năm 1987 tôi được Bộ GDĐT phân công về công tác tại tỉnh T. Và đã có quyết định tuyển dụng từ tháng 9/1987. Từ năm 1994 đến nay tôi liên tục làm viên chức quản lý từ Trường Đài truyền thanh huyện, được Sở nội vụ điều động về Đài PTTH tỉnh T từ năm 2003 rồi làm phó phòng, trưởng phòng biên tập, trưởng phòng phát thanh cho đến 15/9/2017 được điều động sang Hội nhà báo. Tôi hỏi ông giám đốc Sở Nội vụ vậy hiện nay tôi còn biên chế không và biên chế ở đâu, vì sao tự nhiên tôi bị mất biên chế thì ông nói ông làm đúng luật. Tôi vẫn là người nhà nước, sau này nếu có điều động sang cơ quan khác thì ông sẽ xác nhận cho là mình có biên chế.

     Tôi rất bức xúc. Mong quý luật sư giúp tôi như vậy là Sở nội vụ Tây Ninh làm đúng hay sai, sai ở chỗ nào. Và tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Trân trọng cám ơn quý luật sư !

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về viên chức bị tinh giản biên chế cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn viên chức bị tinh giản biên chế

     1.Quy định của pháp luật về viên chức bị tinh giản biên chế

     Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế như sau:

     “a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

     b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

     c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

     d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

     đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

     e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

     g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”

     Theo thông tin mà anh cung cấp thì anh không thuộc trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định trên. Và anh được điều động sang Hội nhà báo để đảm nhận vị trí Phó chủ tịch tạm thời. Như vậy, trường hợp của anh là biệt phái viên chức được quy định tại Điều 36 Luật Viên chức 2010:

     “1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

     2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

     3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

     4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

     5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

     6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. 

     7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

      [caption id="attachment_77138" align="aligncenter" width="387"]viên chức bị tinh giản biên chế viên chức bị tinh giản biên chế[/caption]

     Trong thông tin anh cung cấp có nói rằng Sở nội vụ trả lời đề nghị Sở tài chính cấp kinh phí để trả lương và anh phải ký hơp đồng với Hội nhà báo theo đúng quy định pháp luật. Vì anh không nói rõ rằng anh đã ký hợp đồng với Hội nhà báo hay chưa nên sẽ có hai trường hợp sau đây:

     - Trường hợp 1: Anh chưa ký hợp đồng với Hội nhà báo, thì Sở nội vụ quyết định anh không còn trong biên chế của Đài PTTH tỉnh T không đúng với quy định của pháp luật vì anh không thuộc trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế. Trong trường hợp này, sau khi hết thời hạn cử biệt phái anh có quyền trở về đơn vị cũ công tác và Đài PTTH tỉnh T có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí việc làm cho anh khi hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của anh và anh sẽ vẫn còn trong biên chế.

     - Trường hợp 2: Anh đã ký hợp đồng với Hội nhà báo, thì anh sẽ không còn trong biên chế của Đài PTTH tỉnh T nữa.

     2. Quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của viên chức

     Theo Điều 30 Luật Viên chức 2010: “Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.”. Như vậy để bảo đảm quyền lợi của mình trong trường hợp này anh sẽ áp dụng các quy định của bộ luật Lao động và có thể tham khảo bài viết sau đây:

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về viên chức bị tinh giản biên chế, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178