• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam, BLTTHS năm 2015 quy định thế nào về việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam

  • Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam
  • Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư: Trong 1 lần đi dự đám cưới tại xã M, huyện X, tỉnh Y, do say rượu nên Nguyễn Đình H (45 tuổi) được chủ nhà đưa sang nhà hàng xóm ngủ nhờ. Gần sáng, H tỉnh dậy,thấy cháu Lê Thị G (15 tuổi) đang nằm bên cạnh, H đã thực hiện hành vi hiếp  dâm cháu thì bị anh Lê Đình T (bố cháu G) phát hiện. Anh T đã làm đơn tố giác hành vi của H tới cơ quan công an xã M, huyện X, tỉnh Y. Trong quá trình điều tra, H có dấu hiệu bỏ trốn nên Cơ quan điều tra đã tạm giam H. Hỏi giả sử do hoàn cảnh gia đình neo đơn, bố mẹ đau yếu cần người chăm sóc nên H đã có đơn xin được tại ngoại và cam kết sẽ không có hành vi bỏ trốn, không đi khỏi nơi cư trú. Trong trường hợp này cơ quan điều tra sẽ xử lý như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn: Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam

1. Quy định của BLTTHS năm 2015 về tạm giam 

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tạm giam như sau:

Điều 119. Tạm giam

"1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết." [caption id="attachment_80690" align="aligncenter" width="429"]Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam[/caption]

     Tạm giam là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyển tiến hành tố tụng áp dụng, hạn chế tự do thân thể trong một thời hạn nhất định đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án.

Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với các trường hợp sau đây: 

     - Bị can, bị cáo phạm tội về  tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;

     - Bị can, bị cáo phạm tội về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 02 năm trở lên khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

     + Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

     + Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

     + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

     + Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

     + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

     - Bị can, bị cáo phạm tội về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm mà họ tiếp tục pham tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã

     -  Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng nhưng họ bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hay họ phạm tội về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

2. Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam 

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc chăm nom người thân thích của người bị tam giam như sau:

Điều 120. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam

"1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.

3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án."

     Trong câu hỏi của bạn, bạn cho biết: H bị Cơ quan điều tra bắt tạm giam vì có dấu hiệu bỏ trốn trong quá trình điều tra về hành vi hiếp dâm G. Trong thời hạn tạm giam, do hoàn cảnh gia đình neo đơn, bố mẹ đau yếu cần người chăm sóc nên H đã có đơn xin được tại ngoại và cam kết sẽ không có hành vi bỏ trốn, không đi khỏi nơi cư trú. Trường hợp này Cơ quan điều tra sẽ xử lý như thế nào? 

     Như chúng tôi đã phân tích ở trên, đối với trường hợp này, H vẫn bị tạm giam theo quy định của pháp luật mà không được tại ngoại. Đối việc chăm nom bố mẹ của H, cơ quan ra quyết định tạm giam giao bố mẹ của H cho người thân thích khác chăm nom, chẳng hạn như: cô, dì,chú, bác của H,... Trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giam giao bố mẹ của H cho chính quyền địa phương nơi bố mẹ của H cư trú chăm nom.  

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Việc chăm nom người thân thích của người bị tạm giam, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178