• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng...

  • Biện pháp tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015
  • tạm giam
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BIỆN PHÁP TẠM GIAM  THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS 2015 Kiến thức của bạn:

     Tạm giam áp dụng trong trường hợp nào theo  BLTTHS 2015?

 Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc  . Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn sau:

Căn cứ pháp lý :

     - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Nội dung tư vấn

     Khoản 1 Điều 38 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

     Khái niệm Tạm Giam

    Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng, người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

     Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất của tố tụng hình sự. Người bị tạm giam bị cách ly với xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân

     Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam:

     Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự.x

     Điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam

     Trường hợp thứ nhất:  bị can bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù) hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình). Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần hai điều kiện:

     + Người thực hiện tội phạm là người đã bị khởi tố bị can hoặc người đã bị thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử với tư cách bị cáo.

     +Bị can, bị cáo phải thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

     Trường hợp thứ hai: bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng, người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để tạm giam trong trường hợp này cần 3 điều kiện:

     + Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo;

    + Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm. Đây là trường hợp bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luậ hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên hai năm tù;

    + Có căn cứ để cho rằng người phạm tội có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để xác định các điều kiện này phải căn cứ vào nhân thân của bị can, bị cáo và thái độ của họ sau khi phạm tội hoặc nghĩa vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin trân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

  Liên kết ngoài tham khảo:

     – Luật sư tư vấn hình sự

     – Kiến thức luật hình sự

     – Hỏi đáp luật hình sự

     – Văn bản pháp luật hình sự

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178