• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư là một trong những hành vi của Tội vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

  • Vi phạm quyết định chủ trương đầu tư có chịu TNHS không?
  • Vi phạm quyết định chủ trương đầu tư
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư 

Câu hỏi về vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư có chịu TNHS không

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS thế nào?

Câu trả lời về vi phạm quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS thế nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vi phạm quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vi phạm quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS thế nào như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vi phạm quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS thế nào

2. Nội dung tư vấn về vi phạm quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS thế nào

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc vấn đề là: “vi phạm quyết định chủ trương đầu tư chịu TNHS như thế nào?”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan chúng tôi xin như sau:

     Đầu tiên, chúng tôi xin đưa ra Căn cứ pháp luật về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được quy định tại các Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Luật đầu tư năm 2014. Theo đó, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc về: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

2.1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

     Đối với các dự án lớn, mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng đến an ninh – quốc phòng thì sẽ thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại Điều 30, Luật Đầu tư 2014 thì Quốc hội sẽ thực hiện việc phê duyệt đối với các dự án đầu tư như sau:

   - Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

        +  Nhà máy điện hạt nhân;

      + Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

   - Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

   - Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

   - Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2.2 Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

     Điều 31 Luật đầu tư 2014 quy định trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

   - Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

      + Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

      + Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

      + Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

      + Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí 

       + Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

       + Sản xuất thuốc lá điếu

       + Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

       + Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

2.3. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

     Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật đầu tư 2014 ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:

    Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  • Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

     Như vậy theo quy định trên trên thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư gồm: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có đề nghị.

     Tại khoản 1, điều 73 Luật đầu tư năm 2014 cũng quy định rất rõ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_159798" align="aligncenter" width="322"]Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư có chịu TNHS không? Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư [/caption]

3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

      Tại điều 220. Tội vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 220. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư;

b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư;

......................................................................

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, tội vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là là hành vi vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư; vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư; vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án; vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án gây hậu quả nghiêm trọng.

     Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư có thể được hiểu là khi những cá nhân, tổ chức nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình có hành vi quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa phương hoặc không đúng thẩm quyền hoặc không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;thực hiện sai phạm trong đưa ra quyết định chủ trương đầu tư,... sẽ được coi là vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư.

    Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, tức là người thực hiện hành vi vi phạm quyết định chủ trương đầu tư phải là người có chức vụ, quyền hạn, họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để thực hiện hành vi phạm tội.

    Tuy nhiên một lưu ý là không phải mọi hành vi vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư đều phải chịu TNHS. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì hành vi vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư có thể bị truy cứu TNHS khi gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

     Về hình phạt mà người Vi phạm quyết định chủ trương đầu tư không đúng quy định phải chịu như sau:

    – Nếu như gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

     – Nếu như người phạm tội có một trong các dấu hiệu sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

  • Vì vụ lợi;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

     – Trường hợp người phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

     Lưu ý người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     Tóm lại, nước ta đang trở thành một trong những điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt đầu tư rõ ràng và đồng thời hình sự hóa trong Bộ luật hình sự là một trong những điều kiện thuận lợi để cho môi trường đầu tư kinh doanh được minh bạch, rõ ràng, hiệu quả; tránh sự tùy tiện trong áp dụng. Hành vi vi phạm quyết định chủ trương đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về Vi phạm về quyết định chủ trương đầu tư có chịu TNHS thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Lan    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178