• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong hành chính: Vậy trục xuất là hình thức xử phạt trong hành chính buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm...

  • Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong hành chính
  • hình thức xử phạt trục xuất
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT TRONG HÀNH CHÍNH

Kiến thức của bạn:

Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong hành chính như thế nào?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn       Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ nhất, khái niệm về hình thức xử phạt trục xuất trong hành chính:

Căn cứ theo khoản 1 điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 27. Trục xuất

"1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

Vậy trục xuất là hình thức xử phạt trong hành chính buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam. [caption id="attachment_26266" align="aligncenter" width="422"]hình thức xử phạt trục xuất                       Hình thức xử phạt trục xuất[/caption]

Thứ hai, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Cụ thể căn cứ theo nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

"Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 5, Khoản 7 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính."

Vậy người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất bao gồm:

  • Giám đốc Công an cấp tỉnh
  • Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Thứ ba, trình tự thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

  1. Trình tự thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Điều 6. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

"1. Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:

a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất;

b) Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính;

c) Các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);

d) Văn bản đề nghị trục xuất. "

2. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:

Căn cứ theo điều 7 nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 7. Quyết định xử phạt trục xuất

"1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.

2. Quyết định xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt trục xuất;

b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt trục xuất;

c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất;

d) Hành vi vi phạm hành chính của người bị trục xuất;

đ) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

e) Thời gian thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

g) Nơi bị trục xuất đến;

h) Cửa khẩu thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

i) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

k) Nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

l) Chữ ký của người ra quyết định xử phạt trục xuất.

3. Quyết định xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành. Quyết định xử phạt trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. "

Hồ sơ thi hành quyết định hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại điều 10 nghị định 112/2013 bao gồm:

  • Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
  • Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
  • Các tài liệu khác có liên quan. 

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định hình thức xử phạt trục xuất.

Lưu ý các trường hợp hoãn thi hành quyết định hình thức xử phạt trục xuất:

  • Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác không thể thực hiện được quyết định xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc các trường hợp bất khả kháng khác;
  • Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Để được tư vấn chi tiết về hình thức xử phạt trục xuất, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178