• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc điều khiển xe máy chở từ ba người trở lên là hành vi vi phạm giao thông khá phổ biến, trong trường hợp này, người điều khiển xe máy chở ba người thì có bị tước bằng lái xe không?

  • Người điều khiển xe máy chở ba người thì có bị tước bằng bằng lái xe không?
  • người điều khiển xe máy chở ba người thì có bị tước bằng bằng lái xe không
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Tước bằng lái xe là gì?

     Tước bằng lái xe hay còn được gọi là tước giấy phép lái xe. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

2. Người điều khiển xe máy chở ba người thì có bị tước bằng bằng lái xe không?

     Theo quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b, c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi chở từ ba người trở lên như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

     Tóm lại, bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy mà chở từ ba người trở lên có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe. Thời hạn bị tước giấy phép lái xe có thể là từ 01 tháng đến 03 tháng, trong trường hợp chở ba mà gây tai nạn thì thời gian bị tước giấy phép lái xe là từ 02 đến 04 tháng.

3. Trường hợp nào thì người điều khiển xe máy được chở ba người?

     Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

     Như vậy không phải trong trường hợp nào chở ba người trở lên cũng bị coi là vi phạm pháp luật. Nếu người điều khiển xe máy đang chở bệnh nhân đi cấp cứu, hoặc áp giải tội phạm, hoặc đi cùng trẻ em dưới 14 tuổi thì sẽ không phải chịu mức phạt hành chính và không bị tước giấy phép lái xe.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Giấy phép lái xe máy bị tước trong thời hạn tối đa là bao lâu?

     Căn cứ theo Nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về các trường hợp bị tước giấy phép lái xe thì thời hạn bị tước giấy phép lái xe tối đa là 1 năm đối với những lỗi vi phạm sau:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Câu hỏi 2. Sự khác nhau giữa tạm giữ và tước bằng lái xe là gì?

     Nói một cách đơn giản, việc tước Giấy phép lái xe thường thường sẽ được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức xử phạt này là trường hợp bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không.

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178