Triệu tập người làm chứng trong vụ án Hình sự
10:16 16/09/2019
Tôi muốn hỏi về quy định triệu tập người làm chứng trong vụ án Hình sự là như thế nào?
- Triệu tập người làm chứng trong vụ án Hình sự
- Triệu tập người làm chứng
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Triệu tập người làm chứng trong vụ án Hình sự
Câu hỏi của bạn:
Tôi muốn hỏi về quy định triệu tập người làm chứng trong vụ án Hình sự là như thế nào?
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng Hình sự 2003
Nội dung tư vấn: [caption id="attachment_30557" align="aligncenter" width="360"] Triệu tập người làm chứng trong vụ án Hình sự[/caption]
1. Thế nào là người làm chứng
- Quy định về người làm chứng được quy định tại “Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003” thì người làm chứng là người biết về một tình tiết nào đó có ý nghĩa cho việc điều tra, xét xử và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia vào vụ án để trình bày lời khai của mình.
2. Triệu tập người làm chứng
Được quy định tại Điều 133 Triệu tập người làm chứng
Điều 133. Triệu tập người làm chứng
1. Khi triệu tập người làm chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.
3. Nghĩa vụ của người làm chứng
Được quy định tại Khoản 4 Điều 55 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định:
“Điều 55. Người làm chứng
.....
- Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
Như vậy, nếu có giấy triệu tập tham gia phiên tòa của Tòa án, bạn phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt, bạn phải có lý do chính đáng (thiên tai, ốm đau, công việc bận không thể trì hoãn…). Nếu bạn cố tình vắng mặt mà sự vắng mặt đó gây trở ngại cho việc xét xử thì bạn có thể bị dẫn giải.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: