Thủ tục thay đổi tên trên giấy khai sinh
11:57 20/07/2017
Thủ tục thay đổi tên trên giấy khai sinh : Thẩm quyền thay đổi tên trên giấy khai sinh: UBND huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú ...
- Thủ tục thay đổi tên trên giấy khai sinh
- đổi tên trên giấy khai sinh
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC ĐỔI TÊN TRÊN GIẤY KHI SINH
Câu hỏi của bạn:
Chào văn phòng luật sư:
Nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi cách xử lý trường hợp này sẽ phải làm như thế nào ạ.
- Bố tôi sinh năm 1958. Ngày đó trong sổ hộ tịch ở xã thì ghi bố tôi tên là V,
- Nhưng sau này làm chứng minh nhân dân thì lại có tên là Kh và kể cả tất cả các giấy tờ sau này : bảo hiểm, sổ hộ khẩu.... cũng đều tên là Kh.
- Bây giờ do BHYT yêu cầu có chứng minh nhân dân 15 năm trở lại đây thì bố tôi phải đi làm lại chứng minh nhân dân. Nhưng khi đi làm lại thì giấy khai sinh bị mất ( mất từ rất lâu, đến cả bố tôi cũng không biết là tên mình trong giấy khai sinh là V ) đến khi ra xã làm thì họ mở sổ hộ tịch ra mới biết tên là Kh.
- Như vậy xảy ra vấn đề là tại sao khi đi làm chứng minh nhân dân, bên cơ quan chức năng không kiểm tra giấy khai sinh mà lại làm được cái chứng minh thư hoàn toàn khác với giấy khai sinh như vậy.
- Tôi đã gửi đơn lên xã và huyện nhưng cả hai đơn vị này đều từ chối giải quyết và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bây giờ bố tôi đang bệnh nặng cần có chứng minh nhân dân mới để làm bảo hiểm, và nếu không làm được thì coi như phải khám tự nguyện như vậy sẽ rất tốn kém. Và nếu không làm được CMND thì có lẽ đến lúc chết bố tôi cũng vẫn là 1 người vô gia cư à.
- Rất mong văn phòng luật tư vấn cho tôi để tôi có thể giải quyết sớm được vấn đề này.
Xin cảm ơn đã đọc thư của tôi
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có các loại giấy tờ gắn liền với nhân thân, đồng thời để phân biệt giữa người này với người khác. Các loại giấy tờ phải thống nhất những thông tin về nhân thân mới được xem là hợp pháp.
Trong thực tế không ít trường hợp các giấy tờ của một người có nội dung không thống nhất với nhau. Có nhiều nguyên nhân như: người có trách nhiệm đi kê khai không đúng, cơ quan có thẩm quyền làm sai lệch, người thân hay cá nhân tự ý sửa chữa... Việc thiếu thống nhất về dữ liệu nhân thân ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người đó. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề nêu trên không đơn giản, nhiều trường hợp phải liên hệ rất nhiều cơ quan, mất nhiều thời gian, chi phí.
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi xin đưa ra cho bạn 2 giải pháp như sau:
1. Cải chính thông tin của những giấy tờ khác cho đồng nhất với giấy khai sinh
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định như sau về Giấy khai sinh:
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
- Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
- Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Như vậy, theo quy định trên thì giấy khai sinh là căn cứ gốc để các giấy tờ tùy thân khác như là hộ khẩu, CMND, sổ bảo hiểm... phải đúng với nội dung trong giấy khai sinh. Giấy khai sinh là cơ sở để điều chỉnh tất cả các giấy tờ liên quan khác mà thông tin trên đó khác so với giấy khai sinh.
Trong trường hợp, sổ hộ khẩu; giấy chứng minh nhân dân không phù hợp nội dung của giấy khai sinh thì cơ quan công an có thẩm quyền sẽ điều chỉnh nội dung chưa phù hợp đó theo giấy khai sinh.
Trường hợp các thẻ BHXH, BHYT... có nội dung không phù hợp thì UBND xã nơi cấp các giấy tờ đó có trách nhiệm điều chỉnh nội dung không phù hợp theo đúng nội dung của giấy khai sinh.
Về nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền ký cấp các loại giấy tờ nào thì cơ quan đó có trách nhiệm điều chỉnh các loại giấy tờ đó.
Giải pháp này sẽ rất mất thời gian và tốn công sức do bạn phải đính chính thông tin trên nhiều loại giấy tờ [caption id="attachment_41572" align="aligncenter" width="429"] thay đổi tên trên giấy khai sinh[/caption]
2. Cải chính, thay đổi tên trên giấy khai sinh
a. Điều kiện thay đổi tên trên giấy khai sinh
Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Khoản 1, Điều 26, Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.”
Những “lý do chính đáng” để thay đổi tên được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi tên bao gồm:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
3. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
4. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
Đối chiếu quy định trên, bố bạn có quyền yêu cầu đổi tên nếu tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bố bạn. Hiện tại toàn bộ giấy tờ bao gồm: CMND, sổ hộ khẩu, sổ BHXH, thẻ BHYTcủa bố bạn đều tên là Kh. Hơn nữa, bố bạn lại đang bị ốm, việc thiếu thống nhất về vấn đề nhân thân ảnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bố bạn, nhất là khi làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
b. Thẩm quyền thay đổi tên trên giấy khai sinh
Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”
Theo quy định tại khoản 3 điều 2014 thì Ủy ban nhân dân huyện nơi cư trú của bố bạn sẽ có có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch. Trường hợp, nếu bạn đã làm hồ sơ lên huyện nhưng bị từ chối thì bạn yêu cầu tư pháp huyện phải trả lời cho bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau đó, bạn hãy làm đơn khiếu nại gửi lên UBND huyện đồng thời gửi lên UBND tỉnh.
c. Hồ sơ thay đổi tên trên giấy khai sinh
- Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên (trường hợp mất bản chính thì nộp bản sao trích lục);
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên như: sổ hộ khẩu, sổ BHXH, thẻ BHYT, hồ sơ bệnh án, giấy nhập viện….(bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó (vd: Giấy khai sinh của người thân bị trùng tên).
- Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
d. Thời gian giải quyết việc thay đổi tên trên giấy khai sinh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Để được tư vấn chi tiết về đổi tên trên giấy khai sinh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo: