Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
14:21 10/12/2018
Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019 theo quy định mới nhất của pháp luật. Hình thức của thỏa thuận, hiệu lực và vô hiệu thỏa thuận...
- Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
- thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 2019
Câu hỏi về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
Luật sư cho hỏi thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành. Xin cảm ơn.Câu trả lời về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019 như sau:
1. Căn cứ pháp luật về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
2. Nội dung tư vấn về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết, chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định pháp luật.
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019 không có thay đổi nhiều so với các quy định trước đây. Theo đó, việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019 được quy định như sau:
2.1. Nguyên tắc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình theo nguyên tắc như sau: – Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ví dụ: Theo nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chia đôi, công sức đóng góp của hai người là như nhau nhưng vì người chồng có hành vi ngoại tình dẫn đến hôn nhân đổ vỡ nên phần tài sản người chồng được chia sẽ nhỏ hơn phần tài sản người vợ được chia. – Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Ví dụ: Tài sản chung của vợ chồng có một chiếc xe máy trị giá 10.000.000 đồng, theo nguyên tắc chia đôi, mỗi bên được hưởng một nửa chiếc xe máy tương đương giá trị 5.000.000 đồng, chiếc xe máy này không thể chia đôi được nên người chồng giữ chiếc xe máy và thanh toán cho người vợ phần 5.000.000 đồng giá trị của nửa chiếc xe máy. – Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Ví dụ: Người vợ được thừa kế riêng một căn hộ, người chồng trả tiền cho toàn bộ hệ thống thiết bị điện, dây điện ngầm trong căn hộ của người vợ thì khi ly hôn, nếu người chồng có yêu cầu, người vợ phải thanh toán cho người chồng phần giá trị của số thiết bị, dây điện mà người chồng đã mắc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.2. Nội dung văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải có các nội dung sau đây:- Lý do phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân;
- Phần tài sản được phân chia ;
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
- Các nội dung khác (nếu có).
2.3. Thời điểm có hiệu lực của việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thời điểm có hiệu lực của việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.4. Hậu quả của việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:
- Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
2.5. Vô hiệu thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
- Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
- Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
- Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ví dụ: Ông A có một công ty thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, sau một thời gian, công ty làm ăn thua lỗ và bị phá sản nên ông A và vợ là B đã làm thỏa thuận chia tài sản chung. Nếu chứng minh được thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng ông A là nhằm mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán với các bên chủ nợ của công ty thì theo quy định nêu trên, thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng ông A sẽ bị vô hiệu. Một số bài viết tham khảo
- Thủ tục thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng;
- Tư vấn về chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành;
- Mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng;
Để được tư vấn chi tiết về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2019, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
[kkstarratings]