• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhiều trường hợp thắc mắc theo quy định khi ly hôn có phải chia đất bố mẹ cho không. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp vấn đề này ngay sau đây mời bạn đọc theo dõi

  • Theo quy định khi ly hôn có phải chia đất bố mẹ cho không?
  • khi ly hôn có phải chia đất bố mẹ cho
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHI LY HÔN CÓ PHẢI CHIA ĐẤT BỐ MẸ CHO KHÔNG

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi và chồng hiện đang muốn ly hôn. Chúng tôi hiện tại có 3 đứa con chung, cả 3 đều chưa đủ 18 tuổi. Thoả thuận con sẽ do vợ nuôi dưỡng. Chúng tôi có tài sản chung là một ngôi nhà sổ đỏ đứng tên cả 2 vợ chồng nhưng phần đất đai này là của cha mẹ ruột tôi cho. Hiện tại nếu ly hôn thì phần tài sản chung này sẽ được phân chia như thế nào (cả 2 vợ chồng không tự thoả thuận được). Hiện tại chúng tôi đang có nợ chung vay ngân hàng 100 triệu đồng. Luật sư tư vấn giúp tôi xem phần tài sản chung này được phân chia thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn![/symple_box]. 

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về vấn đề khi ly hôn có phải chia đất bố mẹ cho không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề khi ly hôn có phải chia đất bố mẹ cho không như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Khi ly hôn có phải chia đất bố mẹ cho không được hiểu như thế nào?

     Về mặt pháp luật, ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vì nhiều lý do khác nhau mà việc ly hôn hiện nay đã không còn quá xa lạ, các cặp vợ chồng lựa chọn việc ly hôn như một cách để giải thoát cho chính mình và để giải thoát cho cuộc hôn nhân rơi vào trạng thái bế tắc.

     Khi ly hôn, bên cạnh việc yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân giữa hai bên vợ chồng, các vấn đề về tài sản chung, con chung, nợ chung được phân chia như thế nào cũng luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

     Trường hợp phân chia đất đai khi ly hôn là một trong những trường hợp điển hình hiện nay. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Nếu đất bố mẹ cho trong thời kì hôn nhân thì khi ly hôn có phải phân chia không?

Khi ly hôn có phải phân chia đất bố mẹ cho không?

2. Khi ly hôn có phải phân chia đất bố mẹ cho không?

     Khoản 1 Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: 
"Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."

     Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời kì hôn nhân bố mẹ bạn có cho vợ chồng bạn một mảnh đất và mảnh đất đó hiện đã được cấp sổ đỏ đứng tên của hai vợ chồng. Như vậy, có thể hiểu rằng khi bố mẹ bạn cho mảnh đất này là cho chung hai vợ chồng bạn, không phải cho riêng một mình bạn. Do đó, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mảnh đất này được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn do được tặng cho chung.

     Đồng thời, tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hônkhi vợ chồng ly hôn, tài sản chung sẽ ưu tiên cho các bên được tự thỏa thuận để giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án phân chia. Khi Tòa án phân chia sẽ thực hiện theo nguyên tắc chung là chia đôi cho hai bên vợ chồng. Tuy nhiên có xem xét đến các yếu tố như: hoàn cảnh gia đình của các bên; công sức đóng góp hoặc lỗi của một trong hai bên dẫn đến ly hôn.

     Do đó, trong trường hợp này của bạn, nhà đất có nguồn gốc do bố mẹ bạn cho hai vợ chồng sẽ được chia đôi cho vợ chồng bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản chung này, bạn phải chứng minh được các vấn đề như:

  • Bạn có công sức đóng góp nhiều hơn vào việc duy trì, phát triển tài sản chung này: bạn dùng tài sản riêng của mình để tu sửa, cải tạo làm tăng giá trị nhà đất...
  • Chồng bạn là người có lỗi dẫn đến việc ly hôn;
  • Sau khi ly hôn bạn là người trực tiếp nuôi con, có thể sẽ được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật...

Khi ly hôn có phải phân chia đất bố mẹ cho không?

3. Phân chia nợ chung khi ly hôn

     Tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định các nghĩa vụ sau đây được xác định là nghĩa vụ chung và hai vợ chồng đều phải thực hiện nghĩa vụ này: 

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

     Như vậy, với việc quy định như trên, nếu khoản nợ 100 triệu là khoản nợ mà vợ chồng bạn cùng vay của ngân hàng thì đây được xác định là khoản nợ chung và hai vợ chồng đều có nghĩa vụ phải trả.

     Do đó, hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung cũng như khoản nợ chung này. Có thể thỏa thuận theo phương án người nào hưởng toàn bộ tài sản thì có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng và thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Nếu hai bên tự thỏa thuận được với nhau sẽ tiết kiệm được về mặt chi phí và thời gian giải quyết.

4. Tình huống tham khảo: Mức cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn là bao nhiêu?

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi và chồng hiện đang giải quyết ly hôn tại Tòa án. Chúng tôi đã có 2 đứa con chung và tôi muốn nuôi cả 2 đứa và chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để tôi nuôi con. Tôi muốn biết mức cấp dưỡng pháp luật quy định là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!

     Theo quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình, khi vợ chồng bạn ly hôn, nếu bạn giành được quyền nuôi hai con và chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi con thì hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng đó theo khả năng thu nhập của chồng bạn và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của các con.

     Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế, khi đưa ra yêu cầu mức cấp dưỡng với chồng bạn không nên đưa ra mức quá cao so với nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con. Bởi việc bạn đưa ra yêu cầu quá cao sẽ có tác dụng ngược lại và là bất lợi cho việc bạn giành quyền nuôi cả hai con. Chồng bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào việc đó để cho rằng bạn không đủ điều kiện về kinh tế để được nuôi hai con. Do đó, bạn cần cân nhắc để đưa ra yêu cầu phù hợp.

     Nếu trong trường hợp bạn và chồng không thể thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu Tòa án xem xét, và Tòa án cũng sẽ căn cứ vào các yếu tố như trên để đưa ra quyết định.

Bài viết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500