• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư và quyền biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư được quy định cụ thể và chi tiết như sau:

  • Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư và quyền biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư
  • Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ NHÀ CHUNG CƯ

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hội nghị nhà chung cư: thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư, điều kiện tổ chức hội nghị nhà chung cư... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật nhà ở 2014
  • Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
  • Thông tư số 28/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-BXD, Thông tư số 11/2015/TT-BXD, Thông tư 02/2016/TT-BXD.

1. Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư

1.1 Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu

     Khoản 1 Điều 16 Thông tư quy định đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư bao gồm:

  • Đại diện chủ sở hữu;
  • Người sử dụng nhà chung cư và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp phường nơi có nhà chung cư tham dự.

1.2 Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

     Được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 02/2016/TT-BXD và bổ sung tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD như sau:

Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì thành phần tham dự bao gồm:

  • Đại diện chủ đầu tư;
  • Đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao;
  • Đại diện Ủy ban nhân dân cấp phường.

Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường và hội nghị nhà chung cư thường niên thì thành phần tham dự bao gồm:

  • Đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao;
  • Đại diện chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư);
  • Đại diện đơn vị quản lý vận hành (nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành);
  • Đại diện Ủy ban nhân dân cấp phường.

2. Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư

     Được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 02/2016/TT-BXD, quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo đơn vị căn hộ và được quy định như sau:

  • Mỗi căn hộ trong nhà chung cư tương ứng với một phiếu biểu quyết;
  • Đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là căn hộ thì mỗi phần diện tích sàn xây dựng tương đương với diện tích sàn xây dựng của căn hộ lớn nhất theo thiết kế được phê duyệt tại nhà chung cư đó có một phiếu biểu quyết;
  • Mọi quyết định của hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu; nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên chủ trì và thư ký cuộc họp hội nghị nhà chung cư.
Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!                                      

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178