• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi năm 2019: Nghị định 24/2019 NĐ-CP sửa đổi quy định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước

  • Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi năm 2019
  • Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ VIỆC NUÔI CON NUÔI

Câu hỏi của bạn về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

     Chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi:  thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi năm 2019 có gì thay đổi so với quy định cũ không ạ; và cụ thể cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền cho phép đăng ký nuôi con nuôi hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

2. Nội dung tư vấn về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Cụ thể bạn muốn biết về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi  trong năm 2019 có thay đổi gì không? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.      Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi. Theo đó Nghị định 24/2019 NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

2. Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.

     Như vậy, theo quy định trên thì nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi đối với với việc nuôi con nuôi trong nước, thì thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc nơi người được nhận làm con nuôi cư trú. Cụ thể, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hồng Hạnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178