• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

  • Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
  • Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ  NUÔI CON NUÔI

Kiến thức của bạn:

     Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại điều 9, Luật Nuôi con nuôi 2010.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời:

Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

     Theo quy định tại điều 9, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi như sau:

“1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

  1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
  2. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.”

     Như vậy, đối với việc nuôi con nuôi trong nước thì UBND xã, phường, thị trấn, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

     Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

     Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

     Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp tỉnh, nơi có trụ sở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh.

     Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

     Trên đây là những quy định của pháp luật về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178