Tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được chia như thế nào?
09:37 17/10/2017
Tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được chia như thế nào: theo nguyên tắc việc giải quyết tài sản có yếu tố nước ngoài sẽ do cơ quan có thẩm quyền...
- Tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được chia như thế nào?
- Tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TÀI SẢN KHI LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư
Chồng tôi là người Pháp, hai chúng tôi kết hôn được ba năm, đến nay có mâu thuẫn muốn ly hôn nên cho tôi hỏi tài sản chung của hai vợ chồng sẽ giải quyết như thế nào? Tài sản bao gồm nhà ở Pháp và tiền mặt ở Việt Nam.
Mong Luật sư tư vấn giúp về việc chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."
Như vậy, việc ly hôn giữa bạn và anh chồng người Pháp sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và do đó việc giải quyết tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng thuộc về cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trừ tài sản là bất động sản (nhà, đất) ở Pháp khi ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước Pháp.
2. Tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được chia như thế nào?
Trong trường hợp của bạn, ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng đang ở bên Pháp do đó theo Khoản 3 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nhà là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản tức là tuân theo pháp luật nước Pháp. [caption id="attachment_56629" align="aligncenter" width="390"] Tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài[/caption]
Còn đối với tiền mặt ở Việt Nam, về nguyên tắc sẽ giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Bạn không nói rõ tài sản của hai vợ chồng bạn có theo chế độ tài sản theo thỏa thuận hay không, nên trong trường hợp chế độ tài sản của hai vợ chồng là theo thỏa thuận thì cứ theo thỏa thuận mà thực hiện việc chia tài sản đó, còn nếu là chế độ tài sản theo luật định thì trước hết hai vợ chồng cần phải thỏa thuận trước về việc chia số tiền mặt tại Việt Nam kia, nếu không thể thỏa thuận được thì nhờ Tòa án Việt Nam giải quyết. Theo nguyên tắc là tài sản của hai vợ chồng sẽ chia đôi, nhưng có tính đến công sức đóng góp tạo lập, duy trì và phát triển tài sản đó, nếu bạn hoặc chồng bạn chứng minh được công sức đóng góp vào tài sản chung đó nhiều hơn người còn lại thì Tòa án sẽ xem xét và có thể chia tài sản cho người chứng minh được nhiều hơn.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo quy định pháp luật hiện hành
- Chuyển hộ khẩu về địa chỉ chưa có sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hôn nhân và gia đình quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.