Quy định nuôi con sau ly hôn mới nhất
14:00 23/10/2019
Quy định nuôi con sau ly hôn mới nhất: Việc Tòa án ra quyết định cuối cùng ai là người nuôi con phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con..
- Quy định nuôi con sau ly hôn mới nhất
- Quy định nuôi con sau ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH NUÔI CON SAU LY HÔN
Câu hỏi của bạn về quy định nuôi con sau ly hôn
Chào luật sư, Luật sư cho tôi xin hỏi: quy định nuôi con sau ly hôn mới nhất hiện nay? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về quy định nuôi con sau ly hôn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định nuôi con sau ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định nuôi con sau ly hôn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quy định nuôi con sau ly hôn
2. Nội dung tư vấn về quy định nuôi con sau ly hôn
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về quy định nuôi con sau ly hôn. Cụ thể bạn muốn biết về quy định của pháp luật hiện nay về việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Con cái là điều vô cùng thiêng liêng và là tài sản quý báu nhất của cuộc đời đối với cha mẹ. Vấn đề khó giải quyết nhất của những vợ chồng ly hôn là trách nhiệm nuôi con sẽ do ai đảm nhận để con có cuộc sống tốt nhất. Vì thế, trong những vụ ly hôn, vấn đề giành quyền nuôi con giữa các đương sự luôn là vấn đề khó giải quyết nhất.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 81, Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
...2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, khi vợ chồng ly hôn, pháp luật khuyến khích nên thỏa thuận về quyền nuôi con. Do đó, cha, mẹ có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.
Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc trên cơ sở xem xét, so sánh điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Theo đó, cần xét về các mặt như sau: điều kiện kinh tế, điều kiện tinh thần, môi trường sống, thời gian chăm sóc con, ... Người muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian chăm sóc con do tính chất công việc phải đi công tác thường xuyên hoặc chuẩn bị đi xuất khẩu lao động…
Ngoài những quy định nêu trên, khi Tòa án quyết định giao con cho người nào nuôi phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi. Khi lấy ý kiến của trẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 208 BLTTDS 2015 và Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 của TANDTC tại điểm 26 Mục IV: Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định. [caption id="attachment_181272" align="aligncenter" width="388"] Quy định nuôi con sau ly hôn[/caption] 2.2. Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom con
Điều 85 LHNGĐ 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;
- Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Khi có căn cứ cho rằng bên không trực tiếp nuôi con có các dấu hiệu được quy định tại Điều 85 LHNGĐ 2014 thì bên trực tiếp nuôi con vì quyền lợi của con có quyền làm đơn đến Tòa án yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con.
Kết Luận: Việc Tòa án ra quyết định cuối cùng ai là người nuôi con phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nhiều người thường lầm tưởng nếu con từ đủ 7 tuổi thì Tòa án sẽ giải quyết theo yêu nguyện vọng của con. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì ý kiến của con chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về quy định nuôi con sau ly hôn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hồng Hạnh