• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phần đất lấn chiếm đã xây nhà kiên cố thì xử lý như thế nào?...Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo Điều 12 Luật Đất đai 2013

  • Phần đất lấn chiếm đã xây nhà kiên cố thì xử lý như thế nào?
  • đất lấn chiếm đã xây nhà kiên cố
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 

ĐẤT LẤN CHIẾM ĐÃ XÂY NHÀ KIÊN CỐ THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO

 

Kiến thức của bạn:

     Giải quyết tranh chấp về QSDĐ do có sự lấn chiếm cần phải thu thập các chứng cứ gì để chứng minh? Trường hợp phần đất lấn chiếm đã xây nhà kiên cố thì xử lý như thế nào?

19006500

Kiến thức của Luật sư

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     1.Căn cứ pháp lý:

  1. Nội dung tư vấn

Khái niệm lấn, chiếm đất đai được quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

     Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo Điều 12 Luật Đất đai 2013. Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại QSDĐ mà một bên lấn chiếm thì cần phải thu thập đầy đủ Giấy chứng nhận QSDĐ, các tài liệu về đất đai được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như: sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất,... các tài liệu thể hiện hiện trạng thửa đất trước khi có việc lấn chiếm đất đế có căn cứ xác định QSDĐ hợp pháp của mỗi bên.

     Với tranh chấp này, đương sự cần đề nghị tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc, xác định diện tích thực tế mỗi bên đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu mâu thuẫn nhau thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc giám định lại như đo đạc lại diện tích thực tế hai bên đang sử dụng, giám định lại các chữ số có nghi ngờ có sự tẩy xóa, sửa chữa... từ đó chứng minh cơ sở để xác định các bên có lấn chiếm đất của nhau không. Chỉ khi xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở để xác định ranh giới đất thì mới có căn cứ để tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

      Trường hợp đất lấn chiếm đã được xây dựng nhà kiên cố thì về nguyên tắc, bên bị lấn chiếm được quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lấn chiếm tháo dỡ phần xây dựng trái phép. Tuy nhiên, bên bị lấn chiếm phải chứng minh khi xây dựng trên phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng hoặc vì những lý do khách quan, chính đáng mà bên bị lấn chiếm đã không thể biết mình bị lấn chiếm. Trong trường hợp điều kiện thực tế thi hành án bên lấn chiếm không thể trả lại phần đất và không gian đã lấn chiếm thì bên bị lấn chiếm được quyền đề nghị tòa án buộc bên lấn chiếm phải thanh toán cho bên kia giá trị QSDĐ theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại đối với phần đất hoặc không gian mà chủ sử dụng đất không được sử dụng.

     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng./.                                  

     Liên kết tham khảo:

       

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178