• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất, Trình tự thủ tục ly hôn tiến hành như thế nào? Có thể ly hôn theo hình thức nào...

  • Ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật mới nhất
  • ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào,

     Tôi tên T, hôm nay tôi viết thư này để được hỏi về vấn đề của cha và mẹ tôi.

      Họ sống với nhau đã 30 năm. Cha tôi nhiều lần chửi rủa mẹ tôi với những lí do hết sức vô lí. Cách đây vài ngày ông cho rằng mẹ tôi và một người đàn ông khác ôm nhau trong bữa tiệc tất niên tại nhà. Nhưng sự thật không phải như vậy, tôi đã hỏi hết những người có mặt là không hề có việc đó, người đàn ông đó chỉ đưa cho mẹ tôi một phong bì tiền để phụ làm tiệc tất niên vì đây là tiệc do nhiều người ở công ty của mẹ tôi làm việc góp tiền lại. Nhưng cha tôi không tin lời mọi người, ông vu khống mẹ tôi ngoại tình, dùng những lời lẽ nhục mạ khó nghe nhất. Một ngày ông chửi mẹ tôi 4-5 lần, sáng chửi, chiều chửi, tối chửi, khuya ông còn không cho mẹ tôi ngủ, ông ta chửi bới bằng những lời lẽ thô tục. Tinh thần và thần kinh của mẹ tôi - một người phụ nữ đã 60 tuổi không thể chịu được điều này. Tôi muốn bà được giải thoát bằng cách ly hôn. Mẹ tôi là lao động chính của gia đình, tất cả mọi khoản chi tiêu trong gia đình điều do mẹ tôi lo toan, cha tôi không hề phụ giúp bất cứ thứ gì, mọi đồ vật trong gia đình đều do một tay mẹ tôi làm nên. Mẹ tôi có một miếng đất nhỏ đứng tên mẹ. Tôi muốn khi ly hôn miếng đất đó sẽ là của mẹ để xây nhà sống. Chúng tôi chỉ cần đàn chó và một số vật dụng trong nhà mà mẹ tôi vừa mua là 1 máy giặt, 1 máy lạnh, 2 tủ quần áo. Không biết nếu ly hôn thì mẹ tôi có thể nhận được những thứ trên không?

      Và tôi có ghi âm những lời cha tôi nhục mạ mẹ tôi. Tôi có thể dùng nó để giúp gì cho mẹ tôi trong việc ly hôn này hay không?

     Nếu cha tôi không chấp nhận ly hôn thì mẹ tôi cần làm gì để nhanh chóng được ly hôn? Và mức án phí mà mẹ tôi phải chi trả là bao nhiêu?

     Cha mẹ tôi có 2 con chung và chúng tôi đều trên 18 tuổi. Mong các luật sư trả lời thật sớm. Chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn

1. Hình thức ly hôn 

     Trong trường hợp này của bố mẹ bạn chưa nêu rõ muốn ly hôn theo hình thức nào, vì vậy Luật Toàn quốc xin tư vấn như sau:

a. Thuận tình ly hôn

     Thời gian ly hôn thuận tình ngắn, thủ tục ly hôn đơn giản, tuy nhiên bạn lưu ý, theo quy định tại Điều 55 luật hôn nhân gia đình 2014 nếu bố mẹ bạn thỏa thuận ly hôn theo hình thức này cần chú ý các điều kiện sau:

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

     Trong trường hợp của bố mẹ bạn, các con đã từ đủ 18 tuổi trở lên, nếu đã có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, đủ khả năng lao động thì bố mẹ bạn không cần thỏa thuận về việc nuôi con,tòa án cũng không xem xét vấn đề này. Các anh/chị có thể tự lựa chọn sinh sống cùng bố hoặc mẹ, nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng sẽ không đặt ra. Tuy nhiên, nếu có anh/chị đã đủ 18 tuổi nhưng mắc các bệnh tâm thần, hoặc các bệnh khác làm mất, hạn chế năng lực nhận thức và làm chủ hành vi thì bố mẹ bạn vẫn phải thỏa thuận vấn đề nuôi con và trợ cấp.

     Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

     Bố mẹ bạn thỏa thuận đủ cả 3 điều kiện trên thì mới áp dụng được hình thức ly hôn này.

b. Đơn phương ly hôn

     Nếu bố bạn không chấp nhận ly hôn thì mẹ bạn có thể ly hôn đơn phương, và để rút ngắn trình tự ly hôn thì mẹ bạn có thể làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ở cấp cơ sở, tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết.

     Để áp dụng hình thức ly hôn này, bố mẹ bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại điều Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2016: Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

     Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn muốn ly hôn thì cần phải chứng minh hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài như:  Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, bố bạn có những hành vi chửi bới bằng những lời lẽ thô tục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của mẹ bạn. Mặc đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng trên thực tế vẫn thực hiện những hành vi trên, lặp đi lặp lại nhiều lần (Một ngày ông chửi 4-5 lần).

     Đoạn băng ghi âm những lời bố bạn nhục chửi bới mẹ bạn được coi là chứng cứ khi bạn xuất trình được kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm, đồng thời bố bạn phải thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của ông hoặc có kết luận của cơ quan giám định xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của ông.

     Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó, đoạn băng ghi âm của bạn chỉ được xem là tài liệu liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn

ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn

2. Án phí ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn

     Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án, mức án phí và nghĩa vụ nộp án phí được xác định như sau:

  • Trường hợp bố mẹ bạn thuận tình ly hôn là tranh chấp hôn nhân và gia đình không có giá ngạch, mức án phí là 300.000 đồng. 

     Tranh chấp hôn nhân và gia đình không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Tức là bố mẹ bạn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, trong đó, không có tranh chấp tài sản chung.

     Theo đó, mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí, tức là mẹ bạn phải đóng 150.000 đồng. 

  • Trường hợp mẹ bạn nộp đơn ly hôn đơn phương, bố mẹ bạn không thỏa thuận được phân chia tài sản, thì mẹ bạn phải ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà mẹ bạn được chia.

     Tranh chấp dân sự có giá ngạch tức là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể, mức án phí được tính phụ thuộc vào giá trị của tài sản. Bạn có thể tham khảo danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

  • Trường hợp bố mẹ bạn yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu đó thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ phải thực hiện; nếu bố mẹ bạn không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
  • Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải bố mẹ bạn không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa ông bà tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là ông bà thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
  • Trường hợp bố mẹ bạn có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các ông bà thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì bố mẹ bạn vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.
3. Phân chia tài sản sau ly hôn

     - Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

     Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có mảnh đất đứng tên bà, ngoài ra còn đàn chó và một số vật dụng khác trong gia đình. Nếu mảnh đất đó phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì dù chỉ đứng tên mẹ bạn thì mảnh đất vẫn là tài sản chung, mẹ bạn muốn được chia những tài sản đó thì có thể thỏa thuận với bố bạn, bố bạn đồng ý thì mẹ bạn được nhận. Nếu mảnh đất ấy có trước thời kỳ hôn nhân, hoặc có trong thời kỳ hôn nhân nhưng bố mẹ bạn đã thỏa thuận là tài sản riêng của mẹ bạn, hoặc mẹ bạn được tặng cho, thừa kế riêng, thì khi ly hôn chỉ mẹ bạn sở hữu mảnh đất đó.

     - Nếu bố mẹ bạn không thỏa thuận được thì theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi. Nếu mảnh đất đó phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, mẹ bạn vẫn muốn sở hữu cùng những vật dụng khác thì Tòa án xem xét hoàn cảnh của mẹ bạn, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của bà vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

     “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

     Xét thông tin bạn đưa ra, mẹ bạn là lao động chính của gia đình, mọi sinh hoạt đều do mẹ bạn lo, có thể coi là có công sức đóng góp hơn, tuy nhiên nguyên tắc này chỉ được áp dụng khi mẹ bạn đưa ra căn cứ chứng minh được khoản tiền đóng góp bao nhiêu, nguồn thu nhập từ đâu, có là thu nhập thuộc sở hữu riêng của mẹ bạn không?…

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178