• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên

  • Không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn xử lý như thế nào?
  • Không giao con cho người trực tiếp nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHÔNG GIAO CON CHO NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn:

     Tôi đã ly hôn, hiện tại quyền nuôi con gái thuộc về tôi. Tôi không ngăn cản bố bé thăm con, nhưng anh ta không hề thăm nom bé, chỉ có bà nội bé thỉnh thoảng đến thăm cháu. Cách đây 11 ngày, bà có đến xin đón bé về chơi mấy ngày, tôi không đồng ý. Nhưng bà kiên quyết bế bé đi, tôi không ngăn cản, nhưng đã 11 ngày bà không mang trả bé về với mẹ. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có được kiện hay khiếu nại gì không ạ?

Câu hỏi của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có vi phạm pháp luật hay không?

     Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

     Như vậy, việc mẹ chồng bạn đón cháu về và không giao lại bé cho bạn là sai quy định của pháp luật bởi bạn là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn chỉ có quyền mà nghĩa vụ thăm nom con cũng như phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bé đến khi bé đủ 18 tuổi.  Hành vi của mẹ chồng bạn làm cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến bạn trong việc bạn chăm sóc và nuôi dưỡng bé. [caption id="attachment_53239" align="aligncenter" width="398"]Không giao con cho người trực tiếp nuôi con Không giao con cho người trực tiếp nuôi con[/caption]

2. Không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn xử lý như thế nào?

     Việc đầu tiên, bạn nên đến nói chuyện với bà nội của bé để đón bé về. Trong trường hợp, nếu bà không đồng ý giao lại con cho bạn thì bạn có thể làm đơn gửi lên có quan Thi hành án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu bà nội của cháu chấp hành đúng bản án, quyết định của Tòa án.

*Hồ sơ thi hành án bao gồm:

- Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu);

- Bản án quyết định của Tòa án;

- Bản sao giấy khai sinh của con;

- Bản sao chứng minh thư, sổ hộ khẩu của hai bên.

     Lưu ý: các bản sao phải được công chứng hoặc chứng thực.

     Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ Cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định thi hành án. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo quy định tại điều 120 Luật thi hành án dân sự 2014.

     Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

     Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

     Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn về Không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn xử lý như thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178