Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?
08:57 06/05/2019
cha và mẹ bạn đang vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, không cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Tùy vào mức độ mà xử lý hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?
- Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Câu hỏi của bạn về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn:
Chào Luật sư ạ! Cháu có một câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn giúp cho cháu ạ: Ba mẹ cháu đã ly hôn, ba nhận nuôi cháu nhưng sau khi về ở cùng ba thì cả ba và mẹ cháu đều không chịu nuôi cháu, không cấp dưỡng cho cháu. Cháu đã 16 tuổi và phải nghỉ học đi làm thì ba mẹ cháu sẽ bị xử lí như thế nào ạ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Câu trả lời của Luật sư về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn như sau:
1. Căn cứ pháp lý về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
2. Nội dung tư vấn về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn,người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong trường hợp của bạn, cả cha và mẹ bạn đang vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
2.1 Xử lý hành chính khi không cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Theo quy định tại điều 54 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP trong trường hợp bố mẹ có hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng có thể sẽ bị xử phạt hành chính:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự khi không cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Trường hợp hành vi từ trốn hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, trong trường hợp, bố mẹ bạn tự thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con sau ly hôn mà không yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu bố mẹ từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho bạn lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trong trường hợp, bố mẹ bạn không chấp hành quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp lực về vấn đề nuôi dưỡng và cấp dưỡng cho bạn, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, bố mẹ bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bài viết tham khảo:
- Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Trách nhiệm nuôi dưỡng con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về không cấp dưỡng cho con sau ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nguyễn Dung