• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giành lại quyền nuôi con : điều kiện để giành lại quyền nuôi con, thủ tục thay đổi quyền nuôi con theo quy định

  • Giành lại quyền nuôi con
  • Giành lại quyền nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất cho những cặp vợ chồng không may đổ vỡ hạnh phúc. Vậy nên dù cha mẹ đã ly hôn nhưng họ vẫn luôn muốn con có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Tuy nhiên có rất nhiều người không biết phải làm thế nào để có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn để con có được cuộc sống tốt đẹp đó. Trong bài viết này Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp những vướng mắc liên quan đến giành lại quyền nuôi con.

1. Giành lại quyền nuôi con là gì?

     Giành lại quyền nuôi con có thể hiểu là thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con từ người này sang người khác theo quy định pháp luật sau khi đã giải quyết ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền. 

2. Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con?

     Để giành lại quyền nuôi con, người cha hoặc mẹ có thể :     

  • Trường hợp 1: Thỏa thuận lại với chồng hoặc vợ về quyền nuôi con. Thể hiện nguyện vọng của mình được nuôi con và đảm bảo lợi ích hợp pháp của con từ đó đạt được mục đích mong muốn.   
  • Trường hợp 2: Người mẹ hoặc người cha không trực tiếp nuôi con có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân Quận/Huyện nơi bạn đang sinh sống giải quyết việc giành lại quyền nuôi con khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

      Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

     Như vậy người mẹ hoặc người cha không trực tiếp nuôi con có thể gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con; người mẹ hoặc người cha đó cần phải đưa ra những bằng chứng cho thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như : Điều kiện kinh tế, thời gian chăm sóc con cái, cách giáo dục con cái … 

3. Thủ tục giành lại quyền nuôi con

      Khi muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ (người không trực tiếp nuôi con) có thể nộp đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện (hoặc cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) nơi người trực tiếp nuôi con cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.

      Hồ sơ khởi kiện bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn
  • Bản án ly hôn (đối với trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp ly hôn thuận tình)
  • Bản sao giấy khai sinh của con
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khởi kiện
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con

      Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ có thông báo để người khởi kiện nộp tạm ứng án phí. Khi đó người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

      Sau khi nhận biên lai tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

 Giành lại quyền nuôi con 

4. Hỏi đáp về giành lại quyền nuôi con

Câu hỏi 1. Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì mẹ có được đương nhiên nuôi con không?

     Tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, con từ đủ 7 tuổi trở lên thì không có sự ưu tiên cho bố hoặc mẹ. Việc xác định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con trên 7 tuổi Tòa án xem xét về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần của cả bố và mẹ đồng thời xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai. Từ những căn cứ này Tòa án sẽ quyết định ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con và người mẹ không đương nhiên được nuôi con từ đủ 7 tuổi.

Câu hỏi 2. Sau khi ly hôn, người cha/mẹ được giao trách nhiệm nuôi con có quyền cấm người cha/mẹ không trực tiếp nuôi gặp con không?

     Tại điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rằng sau khi ly hôn, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không bị ai cản trở. Như vậy, nếu cha/mẹ nuôi con cấm cha/mẹ không trực tiếp nuôi con được gặp con thì sẽ vi phạm quy định trong luật hôn nhân gia đình.

Câu hỏi 3. Khi nào thì cha, mẹ trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên?

      Theo điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản hay đại diện theo pháp luật cho con trong các trường hợp:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
  • Phá tán tài sản của con
  • Có lối sống đồi truỵ
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về giành lại quyền nuôi con, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006500 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178