Có giành lại quyền nuôi con sau ly hôn được không
17:04 10/10/2023
Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định pháp luật 2018. Căn cứ, hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
- Có giành lại quyền nuôi con sau ly hôn được không
- Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN
Câu hỏi về giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Tôi và chồng đã ly hôn được 1 năm, chúng tôi có một con trai 9 tuổi. Khi ly hôn, con tôi chọn ở với bố nên chúng tôi quyết định để con ở với bố. Tuy nhiên được nửa năm sau khi ly hôn, chồng tôi làm ăn thua lỗ nợ tiền rồi suốt ngày uống rượu, về lại đánh đập con. Mỗi lần tôi sang thăm con thì chồng tôi cản không cho gặp. Giờ tôi muốn đòi lại quyền nuôi con có được không ạ. Tôi hiện mở tiệm bán quần áo ở quê, kinh tế đầy đủ, mong luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!
1. Căn cứ pháp luật về giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
2. Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Sau khi bản án ly hôn đã có hiệu lực, trong bản có nhắc tới quyền nuôi con được giao cho vợ hoặc chồng, nhưng nay vợ hoặc chồng không lại muốn giành lại quyền nuôi con đó, tuy nhiên không phải bạn muốn giành lại quyền nuôi con lúc nào cũng được mà việc thay đổi quyền nuôi con chỉ được tòa án giải quyết khi có căn cứ theo quy định pháp luật, và việc thay đổi quyền nuôi con cũng không phải chỉ có cha, mẹ mới có quyền mà một số tổ chức khác cũng có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.2.1. Những ai là người có quyền yêu cầu thay đồi quyền nuôi con.
Trước khi xem xét đến việc có được giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn không, thì chúng ta cần phải biết ai là người có quyền yều cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Theo quy định tại khoản 1 và 5 điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: "Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con". "Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ" Như vậy ngoài cha, mẹ ra thì còn có người thân thích, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.2.2. Căn cứ để tòa án thụ lý yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
Theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."
Theo quy định trên thì nếu bạn muốn thay đổi quyền nuôi con thì có 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Là cha và mẹ cùng thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con (đầy không phải là trường hợp của bạn vì chồng bạn không muốn giao quyền nuôi con cho bạn, thậm trí còn ngăn cản việc chăm sóc con của bạn.
Trường hợp 2: Nếu trường hơp 1 không phải thì bạn sẽ rơi vào trường hợp 2, nếu bạn muốn thay đổi quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của bạn khi bạn chứng minh được chồng bạn không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con (đây cũng là điều để chứng minh là rất khó).
2.2. Giành lại quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện chăm sóc
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
- Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên)
2.3. Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
2.3.1. Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại điều 28, điều 35 và điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự, Toà án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng đang cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
2.3.2. Hồ sơ
- Đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trường hợp của bạn, chứng cứ chứng minh có thể là lời khai của hàng xóm về việc chồng bạn đánh đập con hoặc băng ghi âm, ghi hình kèm văn bản thừa nhận của chồng bạn về hành vi đánh đập con, kết quả kiểm tra giám định sức khỏe của con bạn tại thời điểm có hành vi đó,...
2.3.3. Trình tự thủ tục giành lại quyền nuôi con
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại cơ quan có thẩm quyền; Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí; Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
2.3.4. Thời gian giải quyết
Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào;
- Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn cần những gì;
- Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn;
Để được tư vấn chi tiết về giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.