• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giải quyết tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ được căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai 2013 như sau:

  • Giải quyết tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ
  • tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NGÕ ĐI CHUNG GIỮA CÁC HỘ

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi có mua 1 mảnh đất trên sổ có thể hiện lối đi chung 29,5 m2. Mặc dù giờ chưa có tranh chấp gì nhưng chủ thửa 27 (1p-2) họ đã tách nhà họ thêm thành một thửa nữa bên trong cùng và bảo tôi (Mặc dù là ngõ chung nhưng sau này nếu tôi bán đi và chủ mới đến nếu họ không hợp chủ mới thì ngõ sẽ chia 3. Họ 2 phần thửa của tôi 1 phần). Luật sư cho hỏi họ nói thế có đúng không? Ký hiệu 27 (1p-1),27 (1p-2) có nghĩa là gì? Nếu như họ đúng thì ngõ chia ra nhà tôi chỉ đủ hơn 50 cm chạy dài liệu có công bằng khi tôi mua mà sổ đỏ đề 29,5 m2. Giải quyết tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ. Tôi xin cảm ơn!

Cơ sở pháp lý:

1. Tranh chấp ngõ đi chung giữa các hộ là gì?

     Mặc dù không có khái niệm ngõ đi chung là gì nhưng trên thực tế đây được hiểu là phần đất mà nhiều chủ sử dụng đất có chung quyền sử dụng qua đó để làm lối đi lại ra đường giao thông công cộng lớn.

     Theo đó, tranh chấp ngõ đi chung là tranh chấp xảy ra giữa các chủ sử dụng đất có quyền sử dụng ngõ đi chung với nhau hoặc với những người không có quyền sử dụng ngõ đi chung này liên quan đến quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng ngõ đi chung. tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ

2. Giải quyết tranh chấp ngõ đi chung giữa các hộ

      Điều 210 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

   

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.      

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.      

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

     Theo quy định của pháp luật, sở hữu chung hợp nhất là nhiều chủ thể cùng sở hữu một tài sản, phần của mỗi chủ sở hữu chung không được phân chia. Trong trường hợp này, các chủ sở hữu có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. 

     Theo thông tin bạn trình bày, bạn không nói rõ phần ngõ đi chung này do các hộ gia đình tự bỏ đất của mình ra hay là ngõ đi do nhà nước quy hoạch.

  • Nếu do các hộ gia đình tự bỏ ra thì bạn có thể xem xét các giấy tờ về việc trước đây các hộ hiến ra bao nhiêu m2 đất. Nếu có giấy tờ chứng minh về việc hiến đất thì sẽ xác định được phần của mỗi người là bao nhiêu m2 trong mảnh đất này, nếu không có giấy tờ chứng minh về việc hiến đất thì coi như phần đất này là sở hữu chung của tất cả các hộ sống tại ngõ này và không thể phân chia được, một mình chủ thửa số 27(1p-2) không thể tự mình thực hiện việc chia mảnh đất này được. Tuy nhiên, theo nguyên tắc định đoạt tài sản chung thì khi định đoạt tài sản chung phải được sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu và khi chuyển nhượng phần tài sản của mình các đồng chủ sở hữu được ưu tiên mua.
  • Nếu ngõ đi chung này do Nhà nước quy hoạch trên cơ sở quỹ đất của địa phương thì các hộ gia đình không ai có quyền định đoạt đối với thửa đất này.

     Do vậy, hộ gia đình ở thửa đất số 27(1p-2) nói như vậy không đúng với những quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, gia đình bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng ngõ đi chung với các hộ khác như bình thường mà không bị hạn chế quyền. Còn về ký hiệu 27(1p-2), 27(1p-2) đây là số ký hiệu của các thửa đất nằm trên một mảnh đất nói chung do cơ quan địa chính lập hồ sơ đo đạc và lưu trong dữ liệu đất đai quốc gia.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về tranh chấp về ngõ đi chung giữa các hộ. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com;

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178