ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN
11:31 24/10/2020
Con trai tối đã 4 tuổi, tình cảm vợ chồng không còn. Nếu tôi đơn phương ly hôn thì có giành quyền nuôi dưỡng con hay không và thủ tục như thế nào?
- ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN
- Thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn
Kính chào Luật sư! Tôi và vợ tôi đã kết hôn được 5 năm và đã có 1 con trai được 4 tuổi. Từ khi kết hôn đến hiện tại vợ tôi vẫn ở nhà mẹ đẻ và không có ý định về nhà chồng. Vì thế nhiều lúc, vợ chồng xảy ra tranh cãi trong vấn đề về nhà chồng và đưa con về để tiện cho việc học hành của cháu. Những lúc như thế vợ tôi thường có quan hệ tình cảm với 1 số người khác và tôi đã biết được kèm theo những tin nhắn thể hiện mối quan hệ bất chính sau lưng tôi.
Lúc khai sinh cho con tôi đã nhập hộ khẩu chung với hộ khẩu của tôi và khai sinh theo hộ khẩu của tôi. Hiện tại con ở với tôi được 2 tháng và đang đi học mẫu giáo. Đã nhiều lần tôi khuyên ngăn vợ tôi nhưng không được, chúng tôi không còn tình cảm với nhau nữa. Thu nhập của vợ tôi 1 tháng khoảng 4 triệu và thu nhập hàng tháng của tôi khoảng 7 triệu.
Xin Luật sư cho tôi được hỏi: Nếu tôi đơn phương ly hôn thì có giành quyền nuôi dưỡng con hay không và thủ tục giành quyền nuôi con như thế nào ạ?
Mong Luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau: Căn cứ pháp lý:
1. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn? thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn thế nào?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn gây hậu quả nghiêm trọng về quan hệ nhân thân – tài sản của vợ chồng, quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với con cái, và gây hậu quả tâm lý với vợ chồng với con cái. Bên cạnh tài sản, Quyền nuôi con cũng là vấn đề rất được quan tâm, bởi cha, mẹ luôn luôn mong muốn được thực hiện quyền nuôi dưỡng con. Vậy quyền nuôi con là gì?
Quyền nuôi con khi ly hôn là quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ, trông nom, .... của cha mẹ đối với con cái mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện theo đó cha, mẹ được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Sau khi giải quyết việc ly hôn, một trong số các bên có thể yêu cầu tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có một trong số các căn cứ:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn là một thủ tục tố tụng. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không thể giải quyết được quyền nuôi con khi ly hôn do không thể thỏa thuận được với người còn lại hoặc không thể chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Chứng minh người còn lại không đủ điều kiện nuôi con là mấu chốt để thay đổi người nuôi dưỡng con.
2. Điều kiện của người yêu cầu thay đổi khi thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn
Theo quy định của pháp luật, trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì “Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”.Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Về kinh tế:
- Về nhân phẩm đạo đức:
- Thời gian chăm sóc con:
Nếu như bạn có nguồn tài chính ổn định, dồi dào nhưng công việc của bạn lại quá bận rộn, hay đi làm xa, đi công tác và không thường xuyên ở cạnh con thì sẽ không có ưu thế bằng bên có nguồn tài chính vừa đủ nhưng thường xuyên có nhiều thời gian ở bên con để quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Với những tiêu chí trên, Tòa án sẽ phân tích toàn diện mọi mặt của cha, mẹ để đảm bảo được quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định….
3. Giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Vợ chồng có có thể thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi con, cũng như những nghĩa vụ của các bên phải thực hiện với con sau khi ly hôn.
- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Dựa trên những căn cứ về điều kiện của các bên mà Tòa án sẽ quyết định trao con cho người mà có những điều kiện tốt hơn để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con: tinh thần, vật chất.
- Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp mà con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai. Đặc biệt, với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con hơn
- Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của các bên và vì lợi ích của con, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi này cũng cần phải xem xét nguyện vọng của con nếu con trên 7 tuổi.
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
4. Thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn
Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận về quyền nuôi con, yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con thì được thực hiện như sau:
- Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con khi ly hôn.
- Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con. (mẫu đơn yêu cầu thỏa thuận nuôi con)
- Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp vợ/chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015). Thủ tục thực hiện như sau:
- Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc (mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con)
- Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
- Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
- Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
5. Chế tài đối với hành vi vi phạm quyền nuôi con
Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong hôn nhân gia đình quy định: Kết luận: như thông tin bạn cung cấp, con bạn đã 4 tuổi, vì vậy bạn có thể có được quyền nuôi con nếu thỏa thuận được với vợ hoặc khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giành quyền nuôi con. Khi bạn chứng minh được bản thân đáp ứng đủ các điều kiện về kinh tế, vật chất và tinh thần để nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý. Về thủ tục nếu như vợ chồng thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì chỉ cần thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Ngược lại nếu không thỏa thuận được, Tòa sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích mọi mặt của người con.
Bài viết tham khảo:
- Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn.
- Thủ tục ly hôn đơn phương 2020 mới nhất
- Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Oanh