Điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn theo quy định
10:18 22/10/2019
Điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn: Tòa án sẽ quyết định ai là người nuôi con dựa trên cơ sở xem xét nhiều phương diện khác nhau như: tài chính,
- Điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn theo quy định
- Điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN GIÀNH NUÔI CON SAU KHI LY HÔN
Câu hỏi của bạn về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn
Chào luật sư, Luật sư cho tôi xin hỏi: điều kiện để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn gồm những? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn
2. Nội dung tư vấn về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể bạn muốn biết về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới hiện nay? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi vợ chồng ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết việc nuôi dưỡng, chăm sóc con; quyền lợi của con; nghĩa vụ của cha mẹ với con cái như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được và yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ giải quyết như sau: *Trường hợp 1: Con dưới 36 tháng tuổi
Khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ là mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái như mẹ bị ốm đau bệnh tật không có khả năng lao đọng, bị mắc các bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; mẹ có tư cách đạo đức suy đồi; hay đánh đập hành hạ con,… hoặc trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của conthì con sẽ không giao cho người mẹ.
*Trường hợp 2: con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi
Tòa án sẽ là người quyết định ai là người nuôi con dựa trên cơ sở xem xét nhiều phương diện khác nhau như: khả năng tài chính; nơi sinh sống; thời gian chăm sóc con; phẩm chất đạo đức; nghề nghiệp; … Căn cứ để Tòa quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
*Trường hợp 3: con từ đủ 7 tuổi trở lên
Ngoài các điều kiện như đối với trường hợp thứ 2 thì Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con. Ngoài ra, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên. 2.2. Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn làm như thế nào?
Kết Luận: Tòa án sẽ là người quyết định ai là người nuôi con dựa trên cơ sở xem xét nhiều phương diện khác nhau như: khả năng tài chính; nơi sinh sống; thời gian chăm sóc con; phẩm chất đạo đức; nghề nghiệp; độ tuổi của con; … nhằm đảm bảo rằng trẻ em được phát triển trong môi trường bình thường và thuận lợi nhất. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về điều kiện giành nuôi con sau khi ly hôn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hồng Hạnh