Điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư theo quy định
10:56 04/04/2019
Về nguyên tắc cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con, một câu hỏi đặt ra là điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư gồm những gì....
- Điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư theo quy định
- Điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư
Câu hỏi của bạn về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư:
Chào Luật sư! Tôi với vợ tôi không đăng ký kết hôn nhưng đã có con với nhau hiện tại cháu được hơn hai tuổi và mang họ cha. Hiện giờ vợ tôi muốn kết hôn với người nước ngoài. Vậy tôi muốn hỏi vợ tôi có thể mang con tôi theo không khi tôi không đồng ý? Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư như sau:
1.Căn cứ pháp lý về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Tải nghị định 136/2007/NĐ- CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
2.Nội dung tư vấn về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, "vợ chồng" bạn không đăng ký kết hôn nhưng đã có con chung, nay "vợ" bạn muốn đưa con ra nước ngoài để định cư. Về nguyên tắc cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. Pháp luật không hạn chế việc mẹ thay đổi nơi cư trú để có điều kiện chăm sóc, giáo dục con tốt hơn và cũng chưa có một quy định cụ thể nào có liên quan đến việc đưa con ra nước ngoài có cần sự đồng ý của cả cha và mẹ hay không? Theo quan điểm tư vấn của mình, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau:
2.1 Quyền của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái
Theo khoản 2, Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình ghi nhận bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau:
Như vậy, mặc dù hai "vợ chồng" bạn không đăng ký kết hôn để trở thành vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Song con của hai bạn vẫn được ghi nhận là con chung, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với con cái. Bên cạnh đó, pháp luật cũng ghi nhận, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Căn cứ khoản 3 điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam:
“3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:
a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các điểm a và c khoản 1 Điều này:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
– Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
– Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.”
Như vậy, pháp luật không có quy định nào về việc mẹ xuất cảnh cho con ra nước ngoài cần có sự đồng ý của bố. Tuy nhiên, nếu việc đưa con ra nước ngoài nhằm mục đích hạn chế quyền chăm nom con của bố thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án, thay đổi người trực tiếp nuôi con. [caption id="attachment_154795" align="aligncenter" width="329"] Điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư[/caption]
2.2 Hướng tư vấn khi vợ đưa con ra nước ngoài định cư
Trong trường hợp, vợ bạn xuất cảnh cho con ra nước ngoài nhằm tạo môi trường phát triển cho con một cách toàn diện về cả vật chất và tinh thần thì không bị hạn chế quyền. Nhưng, nếu việc xuất cảnh lại nhằm mục đích hạn chế quyền làm cha của bạn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của vợ và thay đổi người trực tiếp nuôi con, nhằm đặt lợi ích của con lên cao nhất. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này cũng sẽ được áp dụng tương tự như trong trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Bài viết tham khảo:
- Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Căn cứ giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về điều kiện đưa con ra nước ngoài định cư, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nguyễn Dung.