• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ giành quyền nuôi con: Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện tài chính, điều kiện về thời gian chăm sóc con, đạo đức, .......

  • Căn cứ giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật
  • căn cứ giành quyền nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON 

Câu hỏi về căn cứ giành quyền nuôi con 

     Dạ chào luật sư, em đang cần tư vấn. Em và vợ kết hôn từ năm 2015 và hiện có 1 bé gái hơn 3 tuổi. Quá trình chung sống thì có những lúc xung đột với nhau nhiều thứ, vợ em sống với em mấy năm qua toàn giấu em nhiều thứ sau lưng từ tiền bạc và tất cả mọi chuyện, và đa số em phát hiện mới thừa nhận. Bởi vậy sau này em lúc nào sống cũng đa nghi, nên nhiều khi vì thế mà vợ chồng cũng hay xung đột ngột ngạt. Ngày 6/1/2019 vợ em nói không muốn sống chung với em nữa, và đòi con sống với cha 1 tuần sống với mẹ 1 tuần, mà em không chịu, em nói em muốn đi thì đi còn con đang sống bình thường anh không có đuổi nên không cho con đi.

     Vợ em đi cũng 2 tháng rồi, 2 tháng nay con sống với em, em lo từ tiền học, tiền sữa ăn uống đủ thứ. Em cũng nói không cần phụ cấp. Lúc đi nửa tháng không thèm gọi hay hỏi han con cái, đợi em nhắc thì mới hỏi han. Giờ em và vợ đang trong quá trình làm đơn ly hôn. Xin nói về hoàn cảnh, em có nhà cửa đàng hoàng ở thành phố H, công việc ổn định, đi làm 4 giờ về đón con. Còn vợ em đang sống cùng cha mẹ và đang thuê nhà trên này. Vợ em đi làm tăng ca 6 rưỡi mới về. Vậy ra tòa cho em hỏi điều kiện nhà cửa vật chất và thời gian em chăm sóc con nhiều hơn vợ vậy có xét em tốt nhất để được nuôi con không ạ. Em cảm ơn.

Câu trả lời về căn cứ giành quyền nuôi con

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về căn cứ giành quyền nuôi con, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về căn cứ giành quyền nuôi con như sau:

1. Căn cứ pháp luật về căn cứ giành quyền nuôi con

2. Nội dung tư vấn về căn cứ giành quyền nuôi con

     Chúng tôi xin tóm tắt tình huống của bạn như sau: bạn và vợ đang trong quá trình giải quyết ly hôn. Hai bạn có 1 con chung hơn 3 tuổi. Vợ bạn đề nghị con sống với cha 1 tuần sống với mẹ 1 tuần. Bạn không đồng ý mà muốn để con ở với mình. Vợ bạn bỏ đi và không hề hỏi han, chăm sóc con. Bạn đã có nhà cửa, công việc ổn định và có thời gian để chăm sóc con. Còn vợ bạn chưa có chỗ ở ổn định, thường xuyên tăng ca về muộn. Hiện tại, bạn muốn biết liệu mình có ưu thế để giành nuôi con không. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: [caption id="attachment_150407" align="aligncenter" width="450"]Căn cứ giành quyền nuôi con Căn cứ giành quyền nuôi con[/caption]

2.1. Nguyên tắc quyết định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn

    Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, việc quyết định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn giải quyết như sau:

  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con;
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     Trường hợp của bạn, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, tòa sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con. Đề nghị của vợ bạn về việc con sống với cha 1 tuần sống với mẹ 1 tuần là bất hợp lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc sinh hoạt, học tập cũng như tâm trạng của con, trái với nguyên tắc khi quyết định người trực tiếp nuôi con. Hiện tại, con bạn được hơn 3 tuổi nên vợ bạn không còn lợi thế hơn so với bạn theo quy định về người trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Khi đó, tòa sẽ giải quyết căn cứ vào quyền lợi về nhiều mặt của con.

     Để biết căn cứ giành quyền nuôi con, bạn có thể xem tại phần 2.2 sau đây.

2.2. Căn cứ giành quyền nuôi con

     Trên nguyên tắc chung của pháp luật Hôn nhân và Gia đình, Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây để quyết định người trực tiếp nuôi con:

  • Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… Các yếu tố này được xét dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
  • Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
  • Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên)

     Như bạn đã trình bày thì các điều kiện về vật chất bạn đều đáp ứng tốt hơn vợ mình. Thời gian để chăm sóc con của bạn cũng nhiều hơn vợ. Bên cạnh đó, trong thời gian vợ bạn bỏ đi, vợ bạn đã không hỏi thăm con, bạn có thể lấy đó làm căn cứ thuyết phục tòa để giành quyền nuôi con.

     Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Xét trên các yếu tố bạn đã trình bày, có thể nói bạn có lợi thế hơn so với vợ mình về việc giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Bạn lưu ý cần cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện của mình tốt hơn cho con trước tòa. Ví dụ: giấy tờ chứng minh thu nhập của bạn,...

     Một số bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về căn cứ giành quyền nuôi con, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nghiêm Trang
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178